Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

4 sai lầm điển hình khi sử dụng thẻ tín dụng

Sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch là một trong những hình thức thanh toán không tiền mặt tiện dụng và phổ biến của xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, nó cũng sẽ là con dao hai lưỡi, gây ra thiệt hại đáng tiếc cho người dùng nếu không sớm nhận diện được các sai lầm liên quan.

Hậu quả có thể là thông tin cá nhân dễ bị kẻ gian lợi dụng hoặc bản thân vướng vào các khoản nợ lãi suất cao với ngân hàng. Hãy cùng tìm hiểu về 4 sai lầm điển hình nhất khi sử dụng thẻ tín dụng mà đã có nhiều người mắc phải, rút kinh nghiệm từ đó để sử dụng thẻ một cách thông minh hơn nhé.

Mở thẻ tín dụng với hạn mức quá cao

Điều kiện mở thẻ cũng như xét duyệt hạn mức chi tiêu cho thẻ tín dụng ngày càng dễ dàng hơn ở đa số các ngân hàng, tuy nhiên, nó cũng khiến cho bạn dễ mắc sai lầm đầu tiên: mở thẻ với hạn mức quá cao. Cao ở đây là so với khả năng chi tiêu và thanh toán của bạn. Vì với tâm lý có nhiều thẻ, nhiều hạn mức, bạn sẽ càng lơ là, không xem xét cẩn thận đến khả năng trả nợ, hay sự cần thiết của khoản vay, dẫn đến chi tiêu vượt quá khả năng chi trả, thậm chí còn vượt quá hạn mức của thẻ.

Hơn nữa, bản chất thẻ tín dụng là dùng tín chấp của cá nhân để vay ngân hang, hay còn gọi là “tiêu trước trả sau” chứ không phải tiền bạn có sẵn. Bạn tiêu càng nhiều thì nợ càng nhiều. Vì vậy, bạn nên chỉ mở thẻ tín dụng có hạn mức phù hợp với thu nhập và chi tiêu của bản thân, quan trọng là đủ khả năng chi trả, tránh rơi vào cảnh nợ nần.

Không bảo mật khi sử dụng thẻ

Tội phạm công nghệ ngày càng gia tăng và tinh vi, đã có không ít các vụ đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, giả mạo chủ thẻ để đi mua sắm hàng hóa và chiếm đoạt tài sản. Một phần là do chủ thẻ chưa bảo mật tốt thông tin cá nhân của mình.

Tài chính - Ngân hàng - 4 sai lầm điển hình khi sử dụng thẻ tín dụng

Khi sử dụng phải luôn đảm bảo rằng thẻ của mình trong tầm mắt và không cho bất kì ai mượn thẻ tín dụng cá nhân để thanh toán.

Vì vậy, khi nhận mới tấm thẻ tín dụng trên tay, các bạn nên dán che 3 số bí mật sau thẻ (mã số CVV/CVC) hoặc ghi nhớ rồi xóa đi. Khi thanh toán trực tuyến, chỉ nên chọn mua sắm trên các website chính thức, uy tín, không click vào các đường link lạ. Và đặc biệt không được ấn “ghi nhớ” thông tin thẻ cho các lần giao dịch sau. Bên cạnh đó, bạn nên cài đặt bảo mật hai lớp cho thẻ tín dụng. Khi sử dụng phải luôn đảm bảo rằng thẻ của mình trong tầm mắt và không cho bất kì ai mượn thẻ tín dụng cá nhân để thanh toán.

Không kiểm tra sao kê hàng tháng

Hàng tháng ngân hàng sẽ gửi sao kê giao dịch thẻ tín dụng vào email của khách hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có ngày chốt sao kê cố định mà bạn cần phải lưu ý. Việc kiểm tra sao kê giúp bạn rà soát lại các giao dịch trong tháng xem đã đúng và đủ chưa, nhiều khi có những giao dịch phát sinh mà bạn không để ý (ví dụ: phí thường niên, phí SMS, phí quản lý thẻ…). Mỗi lần xem lại sao kê thẻ, bạn nên đối chiếu với các giao dịch mà mình đã thực hiện xem có khớp nhau không, nếu không khớp thì rà soát lại xem khoản đó là khoản nào, tránh trường hợp không phải mình chi tiêu mà bị ghi nợ hoặc thanh toán không thành công nhưng ngân hàng vẫn ghi nợ cho mình.

Ngoài ra việc kiểm tra sao kê còn giúp bạn ghi nhớ ngày thanh toán nợ với ngân hàng đúng hạn. Nếu quên mất ngày đến hạn thanh toán, bạn sẽ bị tính lãi suất trên số tiền nợ và phạt lãi chậm thanh toán. Tệ hơn nữa là lịch sử tín dụng của bạn sẽ xấu đi do bị nhảy vào nhóm nợ xấu trên CIC, ảnh hưởng rất nhiều đến việc xét duyệt vay nợ của bạn sau này.

Bỏ qua các chương trình khuyến mại của thẻ

Đa số mọi người nghĩ rằng chi tiêu bằng tiền mặt sẽ tiết kiệm hơn so với việc dùng thẻ tín dụng, nhưng quan điểm đó đang dần bị phủ nhận, vì nếu dùng thẻ tín dụng thông minh khi biết tận dụng các chương trình giảm giá, hoàn tiền... thì bạn sẽ tiết kiệm được số tiền lên đến chục triệu một năm.

Chẳng hạn, dòng thẻ tín dụng quốc tế ABBANK Visa Cashback do ABBANK phát hành đang áp dụng chính sách hoàn tiền lên đến 5% doanh số giao dịch, tối đa 7,2 triệu đồng một năm. Thẻ ABBANK Visa Cashback áp dụng đa dạng với các hình thức chi tiêu, thanh toán trực tuyến cả trong và ngoài nước cùng với các lĩnh vực như ẩm thực, thời trang, giáo dục, công nghệ, y tế… đặc biệt là thanh toán phí bảo hiểm.

Mỗi loại thẻ của mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những chương trình khuyến mãi, hoàn tiền cho từng lĩnh vực riêng như ăn uống, làm đẹp, khám chữa bệnh, du lịch… Bạn nên lưu ý dựa vào thói quen chi tiêu của bản thân để lựa chọn loại thẻ tín dụng phù hợp cho mình.