Ba yếu tố cần ghi nhớ để có một gia đình luôn tràn ngập tiếng cười

Admin
Bạn thường dễ dàng ngưỡng mộ một gia đình kiểu mẫu trên các trang bìa tạp chí, báo mạng. Đừng so sánh, ghen tị mà quên mất rằng chính bạn cũng có thể tạo lập được điều đó.

Triết học gia Lev Tolstoy từng nói rằng các gia đình hạnh phúc thì đều có điểm tương đồng. Gia đình hạnh phúc là điều mà mỗi người đều mong muốn, chỉ cần một gia đình có 3 yếu tố cơ bản dưới đây thì chắc chắn sẽ hạnh phúc.

1. Tôn trọng lẫn nhau

Các cặp vợ chồng kiểm soát lời nói và hành động càng tốt thì đời sống hôn nhân càng trở nên hạnh phúc. Khi sống cùng nhau quá lâu, sự hiện diện của đối phương trở thành quen thuộc, họ bắt đầu ít để tâm đến cử chỉ và lời nói. Sự lãng quên này khiến họ thốt ra những lời trách móc làm cho đối phương bị tổn thương. Thay vì những lời yêu thương ngày mới yêu, chỉ còn là những lời oán trách.

Thời gian sẽ khiến sức chịu đựng bị bào mòn. Vì thế, ngay cả khi hành đông có xuất phát từ suy nghĩ muốn tốt cho đối phương cũng cần phải cân nhắc đến cảm xúc của họ.Hạn chế tuyệt đối những lời than vãn, đổ lỗi khiến không khí gia đình tăng phần căng thẳng, dẫn đến tan vỡ trong hôn nhân.

Dù chuyện lớn hay nhỏ xảy ra trong gia đình mà vợ chồng không suy nghĩ kĩ sẽ khiến cuộc sống hạnh phúc bị ảnh hưởng rất lớn. Đừng khiến cuộc hôn nhân bắt đầu tốt đẹp nhưng kết thúc đau khổ.

Chúng ta thường nghĩ rằng trong cuộc cãi vã, ai im lặng là kẻ thua. Nhưng sự thật không phải vậy, Việc làm tổn thương người khác chính là việc làm ngốc nghếch nhất. "Giận quá mất khôn", vì thể kiểm soát kĩ mọi lời nói sẽ được thốt ra. Những lúc nóng giận là lúc sử dụng lí trí nhiều hơn con tim để không phải buông lời chửi rủa, oán trách.

Và sai lầm lớn nhất là ý nghĩ có thể tùy tiện phát ngôn với người thân cận. Vợ chồng hòa thuận trong giao tiếp hằng ngày sẽ làm tình yêu bền chặt hơn. Hơn thế nữa, mọi hành động, lời nói của cha mẹ đối xử với nhau ảnh hưởng trực tiếp lên sự ohats triển nhận thức của con trẻ. Cha mẹ cư xử như thế nào thì con cái cũng cư xr như vậy

2. Khích lệ con thay vì chê bai

Lời nói là con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại lờ nói yêu thương, trìu mến nhưng cũng có thể gây tổn thương, đau đớn cho người khác. Vết thường ngoài da có thể lành nhưng đau đớn trong lòng thì không bao giờ nguôi ngoai.

Nhà tâm lý học Susan. Dr. Foward có viết trong cuốn sách của mình: “Trẻ em không phân biệt được đâu là lời nói thật và đâu là nói đùa. Chúng sẽ tin những gì cha mẹ nói về bản thân và thay đổi theo cách của riêng chúng”.

Nhiều bậc cha mẹ sai từ những bước đầu khi ngồi vào bàn dạy con học là chửi bới, đánh đập. Họ nghĩ rằng làm vậy mới giúp con tiến bộ nhanh chóng, tuy cách giáo dục này không chỉ khiến con hoảng loạn, mất niềm tin vào chính mình mà còn tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ. Những bé bị bạo hành nhiều thường rất tự ti, không tin vào năng lực của mình và hoài nghi mọi thứ. Hình thức giáo dục này không làm tổn thương con ngay lập tức nhưng mang tính lâu dài. .

Trong tâm lý học có một hiệu ứng gọi là “Hiệu ứng Pygmalion”. Hiệu ứng Pygmalion giải thích rằng sự khen ngợi, tin tưởng và kỳ vọng sẽ đem đến một nguồn năng lượng tích cực có thể thay đổi hành vi của con người. Khi một người nhận được lời khen ngợi của người khác, anh ta cảm thấy rằng mình đã nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng giúp nâng cao giá trị bản thân. Anh ta sẽ trở nên tự tin vào chính mình, điều này tạo động lực giúp anh thỏa mãn mong đợi của người khác. Đồng thời, trong ngành tâm lý học giáo dục cũng có một khái niệm gọi là “Hiệu ứng Wenge Mary”. Hiệu ứng này cũng giải thích rằng khi được khen ngợi, người nhận được lời khen sẽ không ngừng nỗ lực cố gắng để trở nên tốt hơn.

Thành công trong giao tiếp hằng ngày của cha mẹ với con cái là góp phần rất lớn tạo nên gia đình hạnh phúc.

3. Lời cảm ơn luôn quan trọng hơn than phiền

Không ai sinh ra được chọn hoàn cảnh cho mình và bố mẹ cũng vậy. Dù giàu hay nghèo thì họ đã cố gắng hết sức để trao cho con những thứ tốt nhất. Vì thế, đừng mãi oán trách số phận vì đã cho họ là bố mẹ của mình.

Nếu cha mẹ không thể cho bạn nhà lầu, xe hơi thì hi vọng rằng bạn không quên họ cho bạn hình hài, từ đứa trẻ chỉ bằng lòng bàn tay mà lớn đến như vậy. Chẳng phải họ đã hi sinh quá nhiều sao.

Dù ở thời đại nào thì vẫn luôn tồn tại tình trạng "khoảng cách thế hệ". Đó là điều không thể tránh nhưng không nên ruồng bỏ và chê mai suy nghĩ của cha mẹ là quê mùa, lạc hậu. Hãy thấu hiểu, yêu thương, cảm thông và thậm chí là cảm ơn họ.

Chúng ta thường hay trách cha mẹ rằng tại sao nói nhiều thế mà quên mất rằng người đời chẳng ai buồn miệng mà nói cho mình nghe. Những điều họ nói chỉ dành cho con cái của họ - điều mà không bao giờ họ nói với ai khác.

Trong Kinh Thi cũng có lời bài hát: “Thương thương cha mẹ, sinh con khó nhọc”. Một gia đình ấm áp rất cần đến tình thương và lòng biết ơn. Những người con hiếu thảo sẽ biết cách nói chuyện với cha mẹ. Họ hiểu được tấm lòng mẹ cha mà cố gắng khiến mẹ cha không phải phiền lòng Hãy nói nhiều hơn những lần quan tâm cha mẹ.

Ngọc Ánh