Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Nổi tiếng nhờ vào tai tiếng sẽ không bao giờ có thể đứng vững

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, giảng viên Khoa Xã hội Nhân văn, trường Đại học Văn Lang, Anti-fan là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người, song việc anti-fan lập hội, nhóm chống lại người nổi tiếng trên mạng xã hội đang rộ lên như một phong trào, mọc nhanh như nấm sau mưa là một câu chuyện hoàn toàn mới, đang được cộng đồng quan tâm.
ba-nguyen-thi-ngoc-thac-si-chuyen-vien-cong-tac-xa-hoi-giang-vien-truong-dai-hoc-van-lang-anh-nvcc-1666171485.jpg
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc hiện là chuyên viên công tác xã hội, giảng viên trường Đại học Văn Lang - Ảnh: NVCC

Gần đây trên các trang mạng xã hội, cụ thể là Facebook đang rộ lên phong trào lập hội anti-fan chống đối người nổi tiếng, là một chuyên viên công tác xã hội, bà có nhận định gì về vấn đề này?

Về mặt tâm lý xã hội, con người luôn có xu hướng “thuộc về” một nhóm xã hội, đó là nhu cầu được công nhận. Về nhận thức, những người này có hiểu biết chưa đầy đủ về chuẩn mực đạo đức xã hội và chưa ý thức về sự cần thiết phải tôn trọng người khác. Vì thế, họ chưa nhận ra hành vi đua nhau theo một nhóm chống đối là có phù hợp với đạo đức hay không? Trước mắt, họ chỉ cần một nhóm nào đó dễ dàng chấp nhận họ, là họ thỏa mãn nhu cầu tâm lý trên. Trong nhóm họ được nói, được làm những hành vi mà ở nơi khác không được chấp nhận. Lúc này họ chưa nhận ra hậu quả tổn thương mà họ mang đến cho người khác.

Với góc nhìn của một chuyên viên công tác xã hội, bà đánh giá như thế nào về việc anti-fan lợi dụng xu hướng đám đông để tấn công người nổi tiếng?

Khi tấn công người nổi tiếng, nhu cầu ganh tị cá nhân được đáp ứng, họ so sánh những gì người nổi tiếng có được với đời sống thực tế mà họ đang gánh chịu không được như ý. Và khi gia nhập nhóm anti-fan, họ có cảm giác được an toàn khi lên tiếng tấn công người khác, ở góc độ nào đó, họ nghĩ mình sẽ không phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân nếu thực hiện hành vi chỉ trích, công kích người khác. Hơn nữa trong nhóm, vấn đề tâm lý lây lan, tâm lý đám đông đã thúc đẩy họ nói và làm những điều mà cá nhân họ không đủ mạnh dạn làm.

Đứng ở góc độ người nghiên cứu xã hội học, theo bà sự lan nhanh của việc anti-fan lập hội nhóm để phản đối, chỉ trích người nổi tiếng bằng những ngôn từ thiếu văn hóa hay thậm chí có những hành động quá khích có phải là dấu hiệu của sự tăng nhanh bạo lực trên không gian mạng hay không. Việc này sẽ là rào cản cho việc tiến tới một xã hội văn hóa, văn minh?

Đúng vậy, một vài nguyên nhân phát xuất từ những ảnh hưởng tiêu cực qua phim ảnh bạo lực, cộng thêm cố kết xã hội hiện đại đã dần lỏng lẻo hơn xã hội truyền thống, mọi người ít hoặc không còn quan tâm đến việc chấn chỉnh những hành vi thiếu đạo đức xã hội. Việc này chắc chắn là rào cản lớn để tiến tới một xã hội văn hóa, văn minh. Bởi vì một xã hội được gọi là xã hội văn minh không có chỗ cho những hành vi bạo lực công khai, nhất là việc xúc phạm tinh thần, danh dự người khác. Bởi vì những hành vi quá khích và việc sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa sẽ tạo nên sự chia rẽ, bất hợp tác giữa những con người trong một xã hội, điều này làm thui chột sự phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Khi nguồn tiềm năng xã hội mất dần, do mọi người không còn hứng thú cống hiến, e ngại dư luận xã hội tiêu cực tấn công thì xã hội sẽ đi vào tình trạng trì trệ, chậm phát triển.

lap-group-anti-nguoi-noi-tieng-bi-xu-ly-the-nao-2501023844-1666265852.jpg
Đôi khi nhờ anti-fan thông qua MXH mà những người được coi là hứng “gạch đá” càng được biết đến nhiều hơn. Ảnh: TL

Thưa bà, việc chỉ trích của anti-fan đối với người nổi tiếng có phải là hoàn toàn xấu, không có lợi ích?

Có thể dễ dàng thấy nhiều tác hại từ việc chỉ trích của anti-fan như: Xâm phạm quyền con người, xúc phạm danh dự cá nhân, gây những thù hằn giữa cá nhân và nhóm, dễ dẫn tới bạo lực, mất trật tự xã hội, tạo tâm lý lây lan đến nhiều nhóm khác, nhất là với thanh thiếu niên là tuổi dễ bắt chước, hùa theo một cách thiếu ý thức.

Lợi ích nếu có, chỉ có thể là những phản ánh của nhóm anti-fan phần nào giúp những người nổi tiếng thận trọng trong lời nói và hành vi của bản thân.

Nguyễn Đình Chiểu đã viết “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”, theo bà đây có phải là cái phao lý lẽ của anti-fan để họ bám vào mà thấy việc mình làm là có ý nghĩa?

Không ai lập nhóm ném đá người mà họ không biết, và người bị ganh ghét thường là người có được số lượng người hâm mộ nhất định, nghĩa là họ có một số tài năng nổi trội nào đó. Tuy nhiên, họ  không nên chỉ bám vào cái phao này để rồi tự do có những hành vi, lời nói gây phản cảm, tạo ra những hình ảnh mất thẩm mỹ, không phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.

Hơn nữa đôi khi nhờ anti-fan mà những người được coi là hứng “gạch đá” càng được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên phải công tâm mà nói một điều là những người nổi tiếng nhờ vào tai tiếng sẽ không bao giờ có thể đứng vững trong môi trường đầy sự cạnh tranh như giới giải trí.

Để hòa giải sự bất đồng giữa anti-fan và người nổi tiếng, theo bà giải pháp nào là hợp tình hợp lý?

Cần có một cá nhân hay một nhóm thứ ba, đứng ra hòa giải, phân tích lợi - hại, được - mất cho cả đôi bên. Người thứ ba này phải có uy tín và được cả hai bên nể trọng. Và việc hòa giải phải đứng trên lợi ích chung và trên nền tảng công tâm, không thiên vị và không để bị cuốn theo những hành vi, lời nói của một trong hai bên. Đặt biệt, mỗi người trong nhóm anti-fan cũng cần ngồi lại nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, quan trọng là để cái TÔI xuống, lắng nghe và có tinh thần hợp tác vì lợi ích chung. Cá nhân và nhóm cũng cần nhận thức rằng hành động bôi nhọ uy tín người khác cũng là hành động tự hạ thấp nhân cách của mình.

Cảm ơn bà đã có những chia sẻ thú vị!