Bỏ túi một số kỹ năng khi lái xe trên những cung đường phức tạp

Nhuận Phẩm
Lái xe trong điều kiện đường xấu đòi hỏi phải người lái phải có kỹ năng lái xe sâu hơn so với kiến thức lái xe bình thường trên đường nhưa. Ngoài ra, người lái cần hiểu biết tường tận về địa hình và kinh nghiệm xử lý tình huống khẩn cấp.

Ngày nay, rất nhiều người sở hữu những dòng xe SUV hoặc bán tải có sở thích du lịch, khám phá những vùng đất mới ít ai đặt chân đến như núi rừng Tây Nguyên hay cảnh đẹp hùng vĩ của Tây Bắc. Tuy nhiên, với địa hình phức tạp, những chuyến đi này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cũng như khó khăn nếu bạn không chuẩn bị kỹ những kỹ năng cũng như kiến thức khi lái xe.

Chuẩn bị cho một hành trình với đa dạng địa hình

Bạn nên chuẩn bị cho chiếc xe của mình một cách tốt nhất trước mỗi chuyến đi. Khuyến nghị sử dụng những công cụ và phụ kiện sau khi lái xe trên đường phức tạp có điều kiện khắc nghiệt: Lốp xe ô tô dành cho mọi địa hình thật sự cần thiết và lốp dự phòng kích thước lớn cùng loại với loại đang được gắn trên bộ mâm. Máy đo áp suất lốp, dụng cụ tháo hơi xe và bơm xe điện tử.

Ngoài ra, bạn cần quan tâm thêm những món chuyên dụng hơn như đội thước chuyên dụng, bộ dụng cụ tời xe, móc kéo, dây kéo xe, bộ đàm, đèn pin, dụng cụ đa năng và xẻng, rìu. Những món này sẽ hỗ trợ bạn đắc lực néo bạn là một người đam mê Offroad chính hiệu và thích chinh phục những cung đường băng xuyên rừng.

Sẵn sàng dựng lều trại ngay tại khu vực đi qua để phục hồi sức khỏe cho hành trình tiếp theo.

Luôn bàn bạc với những thành viên giàu kinh nghiệm trong đoàn để có lộ trình đi tốt nhất.

Những chiếc bán tải hay những chiếc xe ô tô SUV được trang bị đầy đủ sẽ vận hành ở chế độ dẫn động hai bánh trong hầu hết các điều kiện đường lái xe thông thường nhưng có khả năng dẫn động bốn bánh trong điều kiện đường phức tạp và thử thách như mưa lớn.

Khi phải đối mặt với những con đường đá dăm, hoặc một mặt đường trơn trượt khác, dẫn động bốn bánh thực sự là một tính năng đắt giá. Hệ thống dẫn động bốn bánh có thể giúp tăng lực kéo bằng cách truyền công suất của động cơ đến cả bốn bánh.

Trên khu vực báo hiệu bạn sử dụng cầu nào thường có những ký hiệu như 2H, 4H và 4L. Những ký tự ấy sẽ bạn hiểu và sử dụng đúng với những mục đích sau đây:

Đối với ký hiệu 2H (Hai bánh cao): Sử dụng trong hầu hết các tình huống lái xe trên đường phố và đường cao tốc.

4H (Bốn bánh cao) : Sử dụng chế độ này khi cần có thêm lực kéo trong hầu hết các tình huống đường phức tạp hay đường trơn trượt.

4L (Bốn bánh thấp) : Chọn chế độ này khi lái xe trong địa hình cát lún hoặc bùn lầy và khi lái xe leo đồi và xuống đồi có độ dốc cao.

Ngồi đúng tư thế và cầm vô lăng đúng cách

Luôn kiểm soát xe là chìa khóa của lái xe an toàn. Điều đầu tiên người lái xe cần làm là điều chỉnh ghế lái phù hợp với vóc dáng của mình. Góc ghế phải được căn chỉnh phù hợp với cánh tay cầm vô lăng của bạn. Ghế không nên quá sát vô lăng xe ô tô. Bạn phải có tầm nhìn bao quát tốt.

Ngoài ra, chân của bạn phải chạm và đạp được vào chân ga, chân phanh đúng cách. Khi xe di chuyển, cơ thể bạn cũng sẽ di chuyển, do đó bạn phải có một vị trí ngồi thích hợp. Cuối cùng, bạn phải điều chỉnh gương chiếu hậu trong xe và gương chiếu hậu ngoài sao cho chính xác.

Mặc dù lái khi lái xe đường phức tạp sẽ đồng nghĩa với việc lái xe ở tốc độ thấp, bạn vẫn luôn phải thắt dây an toàn, bởi vì nó sẽ giúp bạn duy trì vị trí ngồi trong khi lái xe lên dốc và xuống dốc. Đặc biệt, lái xe đường phức tạp hay lái xe trong điều kiện thông thường, đặt tay ở vị trí 3h và 9h trên vô lăng hoặc hướng 2h và 10h tùy thuộc vào thói quen của bạn. Giữ vô lăng chắc chắn, ngón cái hướng lên trên.

Đừng hướng ngón cái vào bên trong vô lăng khi lái xe trong tình huống phức tạp bởi nếu xe va vào đá hoặc chướng ngại vật, vô lăng có thể bị xoáy gấp, tiềm ẩn nguy cơ khiến ngón cái hoặc cổ tay của bạn bị thương.

Di chuyển trên địa hình không ổn định

Một lỗi phổ biến khi lái xe đường phức tạp đó là đạp ga quá mạnh khiến bánh xe bị trượt trên những địa hình không ổn định. Đôi khi xe có thể bị kẹt trong bùn lầy hoặc cát khiến người lái khó kiểm soát xe. Hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) trên những chiếc xe bán tải hay SUV được trang bị sẽ giảm công suất động cơ và tự động kích hoạt phanh trên những bánh bị trượt để bạn có thể lái dễ dàng hơn.

Duy trì chuyển động của xe ở số thấp, bùn càng sâu đi số càng thấp. Cho xe di chuyển liên tục để không bị sa lầy. Lực kéo thay đổi khi lái xe trên cát. Ở những khu vực cát dày như trên bãi biển hoặc cồn cát, lốp xe có xu hướng lún vào cát, ảnh hưởng đến việc đánh lái, tăng tốc và phanh. Giảm tốc và duy trì tốc độ ổn định, tránh vào cua và chuyển hướng gấp.

Nếu chiếc xe của bạn bị mắc kẹt, hãy chậm rãi và cẩn trọng quay bánh xe để thoát ra khi sa lầy trong cát và bùn. Hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) có thể giúp giải thoát xe bị sa lầy.

Di chuyển trên địa hình có độ dốc lớn

Ở địa hình có độ dốc lớn, nên đi số thấp và duy trì tốc độ thấp. Nếu có thể, lái thẳng một mạch lên dốc hoặc xuống dốc. Ngoài ra, bạn phải giảm tốc độ khi gần đến đỉnh dốc và dùng đèn pha kể cả ban ngày để cảnh báo các phương tiện khác.

Quan trọng là không được lùi xe ô tô lên dốc hoặc lùi xe xuống dốc khi động cơ tắt hoặc khi về số không (N) khi đó hệ thống phanh có thể bị quá nhiệt và khiến bạn mất lái.

Chưa hết, khi lái xe xuống dốc, hướng đầu xe thẳng xuống dưới. Đi số thấp bởi vì động cơ sẽ làm việc cùng với phanh để khiến xe chậm lại và giúp xe trong tầm kiểm soát. Luôn chú ý những biển báo đặc biệt như khu vực đá rơi, đường ngoằn ngoèo, dốc dài, khu vực cho phép vượt/ không cho phép vượt và có hành động phù hợp.

Đối với một số dòng xe có hệ thống khởi hành ngang dốc, khi dừng ở con đường có độ dốc cao (3-5%), hệ thống khởi hành ngang dốc sẽ phát huy tác dụng. Sau khi người lái nhả bàn đạp phanh, hệ thống phanh sẽ tiếp tục duy trì lực phanh tự động trong vài giây.

Di chuyển trên địa hình ẩm ướt

Với địa hình ẩm ướt, nên đi chậm và tăng tốc từ từ. Tăng tốc quá nhanh khiến bánh xe quay trơn và phần mặt đất dưới lốp bị trơn và láng. Luôn chắc chắn hệ thống kiểm soát lực kéo được bật và tắt hệ thống kiểm soát hành trình.

Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) tăng cường sự ổn định cho xe khi dừng xe gấp, nhưng ở địa hình đường khô ráo thì phanh nên được áp dụng sớm hơn. Luôn duy trì khoảng cách với các xe xung quanh để quan sát những điểm trơn trượt. Tránh đánh lái chuyển hướng và phanh gấp trên bề mặt trơn trượt. Phải quan sát thật kỹ khi quyết định vượt xe.

Quan trọng nhất, xe bạn luôn phải đảm bảo thiết bị lau kính chắn gió luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Đảm bảo dung dịch lau kính chắn gió được đổ đầy và đảm báo lốp xe phải còn tốt, rãnh lốp sâu.

Lái xe qua vùng nước ngập sâu

Với khoảng sáng gầm xe cao cùng các hệ thống giúp ổn định thân xe và kiểm soát lực kéo. Những chiếc SUV hay xe ô tô bán tải cho thấy lợi thế vượt trội hơn hẳn so với các mẫu xe con bởi bộ đôi này có thể lội nước sâu đến 800mm mà không bị chết máy, miễn là xe di chuyển ở tốc độ thấp tại độ sâu này. Lưu ý khi đã di chuyển qua vùng nước ngập sâu người chủ xe nên mang xe đi kiểm tra bảo dưỡng sau khi về đến nơi.

Những cách xử lý khi vượt vùng ngập sau bạn nên làm theo những cách sau đây: Nếu mực nước tĩnh không quá sâu, hãy lái xe chậm qua đó. Nếu đi nhanh hơn, nước té lên và xe có thể bị chết máy Lưu ý, trước khi đi vào đoạn đường ngập, hãy tắt điều hòa và hạ cửa kính ô tô xuống.

Luôn đi chậm và quan sát trước khi đi vào dòng nước với tốc độ tối đa 3km/h sau đó tăng dần đến 6km/h khi đã ở trong nước. Khi đã thoát ra khỏi dòng nước hay vùng nước ngập, nên nhấn phanh nhẹ nhàng để làm khô hệ thống phanh.

Khi xe chết máy nên xử lý như thế nào?

Khi xe gặp tính trạng chết máy, bạn nên sử dụng phanh cho xe dừng lại hoàn toàn, sau đó dùng phanh tay và chuyển từ cấp số D sang cấp số P (đỗ xe) rối tiến hành khởi động lại động cơ. Nếu xe chết máy khi đang lên dốc, chuyển sang số lùi (R), nhả phanh đỗ và lùi thẳng xuống.

Lưu ý, tuyệt đối không được quay đầu xe vì nếu dốc đứng đến mức làm xe chết máy, nó cũng sẽ đủ dốc để khiến xe bị lật. Nếu bạn không thể tiếp tục điều khiển xe lên dốc, thì hãy chuẩn bị tinh thần để cho xe của mình lùi thẳng xuống dốc và đưa xe về vị trí bằng phẳng hơn.

Không được lùi xuống dốc khi xe ở số 0 (N) và chỉ dùng phanh. Xe có thể bị lăn xuống dốc rất nhanh không thể kiểm soát được. Ngoài ra, nếu xe chết máy khi đang xuống dốc, về số thấp hơn, nhả phanh tay và lái thẳng xe xuống dốc.

Trong trường hợp nếu xe không khởi động lại được sau khi chết máy, sử dụng phanh tay và về số P, rồi tắt máy. Sau đó, rời khỏi xe để quan sát tình hình, nếu lúc đó bạn không thể giải quyết được nữa hay đi tìm kiếm sự trợ giúp.