Hôi miệng nguy hại như thế nào đến sức khỏe?

Hà Kiều
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, xuất phát từ khoang miệng hay cuống họng, nhận thấy rõ khi trò chuyện hay thở ra. Theo thống kê của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam (VOSA), khoảng 85% dân số nước ta gặp phải tình trạng này và ở bất kỳ độ tuổi nào.

Đâu là nguyên do?

Trên thực tế, hôi miệng chỉ là biểu hiện thông thường khi chưa vệ sinh miệng hoặc ăn các thực phẩm gây mùi,... Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn gặp phải tình trạng hơi thở có mùi?

- Chưa chú ý đến tăng cường dinh dưỡng nướu, lợi: Khiến chúng dễ bị tổn thương trước những tác nhân gây hại từ môi trường, khiến bạn gặp phải các tình trạng như: Sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,... kèm theo một số triệu chứng khác như chảy máu chân răng, sưng nướu,... Từ đó dẫn đến biểu hiện hôi miệng.

- Nhiễm trùng đường hô hấp như: Viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,... sinh ra nhiều chất nhầy có mùi, bám dính trên niêm mạc đường hô hấp và ảnh hưởng lớn đến hơi thở.

- Bệnh đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày gây trào ngược, viêm ruột, ung thư dạ dày,... cũng là yếu tố khiến bạn bị hôi miệng.

- Một số bệnh lý khác như: Xơ gan, suy thận, đái tháo đường,... cũng là những tác nhân khiến hơi thở có mùi khác lạ.

Bệnh về gan là yếu tố khiến bạn bị hôi miệng

Làm gì để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng?

Với tình trạng hơi thở có mùi hôi, việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng. Nhưng thông thường, trong hầu hết các trường hợp, thực hiện theo những lời khuyên sau cũng có thể khiến tình trạng hôi miệng giảm bớt phần nào:

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trên răng. Đừng quên chải lưỡi vì đây cũng là nơi khu trú của rất nhiều vi khuẩn trong khoang miệng.

- Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá. Có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo không đường,… giúp kích thích sản xuất nước bọt, từ đó giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

- Tăng cường rau xanh, trái cây, nước ép, giảm tiêu thụ đường, chất béo, gia vị có mùi nặng như hành, tỏi,... cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu.

Tăng cường rau xanh trong bữa ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa hôi miệng

Tuy nhiên, những phương pháp trên mới chỉ tập trung vào việc làm sạch mà chưa chú trọng đến việc tăng cường dinh dưỡng nướu lợi - vấn đề quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng hôi miệng tái phát. Bởi vậy, xu hướng sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên giúp khắc phục tình trạng trên đang được rất nhiều người quan tâm. Nắm bắt được thực tế này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và bào chế ra một dung dịch nha khoa vừa có tác dụng nhanh chóng, lại rất tiện lợi cho người sử dụng. Đó là sản phẩm có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn, kết hợp với dịch chiết vỏ chay, cùi quả cau, lá trầu không giúp hỗ trợ điều trị hôi miệng hàng đầu hiện nay. Cụ thể:

- Cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho răng, nướu như: Acid amin, chất béo, carbohydrate, các khoáng chất (Ca, P,...), vitamin A, D, E,... giúp nuôi dưỡng tế bào nướu, làm săn chắc niêm mạc miệng, nhờ đó giảm tình trạng hơi thở có mùi, kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng khác.

- Sát khuẩn mạnh, chống loét, cầm máu, giảm đau, giúp cho các vết loét trong khoang miệng chóng lành, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng và bảo vệ tế bào nướu, giảm mùi hôi miệng hiệu quả.

Trọng Dỹ (t/h)