Làm sao để sử dụng kem chống nắng một cách hiệu quả nhất?

Hoàng Trường
Bôi kem chống nắng là một bước không thể thiếu trong quy trình làm đẹp và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Đó là khi bạn đã dùng đùng cách. Một trong số đó vẫn còn đang luẩn quẩn trong câu hỏi: "Tại sao dùng mãi mà không thấy tác dụng như mong đợi".

Lượng kem quá ít

Những thắc mắc, nghi ngại về lượng kem cần thoa bao nhiêu lượng kem lên mặt xuất hiện khá thường xuyên. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên sử dụng khoảng một ounce kem chống nắng cho cơ thể.Kem chống nắng phải che phủ toàn bộ phần da tiếp xúc với ánh nắng. Đối với da mặt, bạn nên canh chỉnh bằng một phần tư lượng kem cho cơ thể. Đặc biệt, các bạn cần tăng cường kem chống nắng khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Không dùng thường xuyên

Một trong những nguyên nhân gây ung thư da là do tia cực tím (UV) từ mặt trời gây hại cho DNA. Ánh nắng mặt trời đặc biệt nguy hại trong mọi điều kiện thời tiết. Đó là lý do những người trượt tuyết sẽ đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi chứng mù tuyết. Bởi vì trong tuyết cũng ẩn chứa các tia cực tím gây hại cho da. Thậm chí, tia cực tím có thể chạm đến bạn mặc dù khi ở trong nhà.

Không thoa lại kem

Vẫn còn nhiều lầm tưởng và thiếu hiểu biết cho rằng kem chống nắng chỉ cần thoa một lần là đủ. Bạn cần đặc biệt bổ sung kem chống nắng khi hoạt động ngoài trời nhiều giờ liên tục.

Với những ngày ở văn phòng, bạn chỉ cần tẩy trang nhẹ và thoa một lớp mỏng kem chống nắng nữa là đủ. Nếu quá lạm dụng sẽ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông.

Nhiều khu vực bị bỏ quên

Mọi người thường xuyên bôi kem chống nắng ở các khu vực như tay, chân, ngực, mặt nhưng quên mất rằng tai, da đầu, môi, mắt cũng cần được bảo vệ. Nếu các vị trí này tiếp xúc quá lâu dưới ánh mặt trời rất dễ dẫn đến ung thư.

Thoa kem sai thời điểm

Kem chống nắng cần thời gian để thẩm thấu sâu vào da. Hãy nhẹ nhàng massage da mặt với kem chống nắng ít nhất 15 phút trước khi ra khỏi nhà.

Đặc biệt lưu ý, người dùng không nên bôi kem chống nắng dưới tác động trực tiếp từ ánh mặt trời vì nguy cơ phơi nhiễm và bỏng rất cao. Quần áo có tác dụng che chắn cơ thể nhưng không thể chứa SPF để bảo vệ da đầy đủ.

Sai cách bảo quản

Kem chống nắng cần được bảo quản trong nhiệt độ thường và tránh những nơi có nhiệt độ cao làm giảm chất lượng sản phẩm.

Kem chống nắng hết hạn

Những thành phần hoạt tính trong kem chống nắng rất nhạy cảm và dễ hư hỏng theo thời gian. Đừng tiếc những lọ kem chống nắng hết hạn mà không vứt đi. Bạn nên thường xuyên kiểm tra mùi và màu kem. Hạn sử dụng 1 tuýp kem chống nắng thường là ba năm nhưng không có nghĩa là bạn có thể dùng từ mùa hè năm ngoái sang mùa hè năm nay.