Món ăn bài thuốc trị cảm cúm trứ danh trong y học cổ truyền

Nhuận Phẩm
Khi bị cúm, mọi người thường nghĩ ngay đến việc dùng kháng sinh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên dành cho trường hợp bệnh nặng. Còn khi mới chớm, đôi khi chỉ cần dùng những món ăn bài thuốc cũng có hiệu quả.

Cảm cúm thông thường còn gọi là cảm gió, theo y học cổ truyền do phong tà xâm nhập cơ thể. Dấu hiệu của bệnh cúm là sốt, cơ thể đau nhức, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi… Trong y học cổ truyền, cảm cúm có thể do phong hàn, phong nhiệt; do nhiệt ẩm hoặc do thân thể hư nhược. Theo Y học hiện đại, bệnh do virut nên có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Vì vậy, thay vì dùng kháng sinh, người bị cảm cúm có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng một số món ăn bài thuốc để giảm triệu chứng và điều trị.

Súp gà

Súp gà là thực phẩm chữa bệnh cảm cúm vô cùng hiệu quả. Món ăn này cung cấp chất đạm dồi dào, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và lấy lại Sức Khỏe sau khi bị ốm rất nhanh chóng. Hơn thế mùi hương thơm của món súp gà còn có thể nới lỏng chất nhầy ở khoang mũi rất rõ ràng, đồng thời món ăn này giúp các tế bào bạch cầu chống lại sự hoạt động của virus, vi khuẩn hiệu quả hơn.

Món cháo hành và tía tô

Một tô cháo hành tía tô nóng sẽ giúp cơ thể toát mồ hôi có tác dụng giải cảm rất tốt, hơn nữa món ăn nhẹ này có giúp dễ tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng khi cơ thể mệt mỏi. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho người bị cảm cúm.

Canh khổ qua (mướp đắng)

Theo Đông y, khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó quả khổ qua còn có tác dụng giải cảm, tăng cường sức đề kháng. Ăn khổ qua thường xuyên cũng giúp an thần dễ ngủ hơn.

Bò xào hoặc hầm

Kẽm là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho mỗi người, nhưng riêng đối với người đang bị bệnh cảm cúm thì cần bổ sung nhiều kẽm hơn bình thường. Và một trong những nguồn kẽm tuyệt vời chính là thịt bò. Bên cạnh kẽm, thịt bò còn chứa nhiều protein và vitamin B giúp bạn nạp năng lượng đầy đủ hơn. Nếu không thích thịt bò, bạn có thể thay thế bằng hàu hoặc tôm .

Cháo hành

Hành có vị cay, tính bình, giúp cơ thể giải cảm và sát trùng…Nếu bị cảm cúm với các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu có thể điều trị bằng bài thuốc với hành như sau:

Rửa sạch và giã nhỏ 15g hành gồm cả củ và lá. Thái thật nhỏ 20g lá tía tô. Nấu cháo loãng và cho cả hai loại rau trên vào khi còn nóng. Dùng khi cháo còn ấm nóng, sau đó nên đắp mền để cho mồ hôi toát ra giải bệnh. Hoặc mẹ cũng có thể nấu kỹ 60g hành tươi với một bát nước để uống.

Canh gừng

Gừng là loại thảo dược có chứa tinh dầu diệt nấm, diệt khuẩn, hiệu quả với các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng nên thường được dùng để trừ cảm lạnh dưới dạng trà gừng nóng, cháo gừng. Mứt gừng, gừng muối có tác dụng ôn dương (làm ấm), tán hàn (chống lạnh), tiêu đàm. Gừng thường được nấu canh ăn giải cảm.

Cách nấu canh gừng trị cảm cúm như sau: gừng tươi 6g, hành 15g, tía tô 6g. Các nguyên liệu đem rửa sạch và nấu với nước, sắc đến khi 4 chén còn 2 chén, thêm muối vừa miệng, uống làm hai lần.

Canh cải bẹ xanh nấu gừng: Đây là loại rau chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin... giúp thanh nhiệt, giải cảm, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp... Ngoài ra, gừng cũng là loại củ có tác dụng rất tốt trong việc trị cảm lạnh.

Kinh giới hấp đường phèn điều trị bệnh cảm cúm

Trong Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh, chính vì vậy, khi ăn kinh giới hấp mật ong hay đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Bên cạnh đó, hỗn hợp này còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng. Lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm. Người bệnh ăn hỗn hợp này trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả đến bất ngờ.

Canh mướp nấu nấm

Công dụng: Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp khi kết hợp với nấm dùng để nấu canh giúp phòng chống cảm cúm cực tốt.

Ngoài ra, để phòng trị cảm cúm hiệu quả cần giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống tốt. Hằng ngày nên ăn các thức ăn, gia vị có tính tinh dầu, sát khuẩn như gừng, tỏi, bạc hà, tía tô, kinh giới, sả... Vệ sinh răng miệng, mũi họng, bằng nước muối sinh lý, tốt nhất là nước tỏi tươi loãng.