Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Mong chờ du lịch thân thiện môi trường

Mong muốn đi du lịch của nhiều người đang bị dồn nén do dịch bệnh. Tuy nhiên, ý thức về du lịch bền vững của người dùng đang là xu thế nổi trội trong năm 2021.

Số liệu của You Gov Singapore và khảo sát “Xu hướng du lịch bền vững” do Agoda thực hiện trực tuyến từ 10/5 đến 28/5/2021 đã chỉ ra 3 giải pháp hàng đầu giúp du lịch phát triển bền vững, gồm: cung cấp du lịch thân thiện với môi trường, hạn chế đồ nhựa dùng một lần và trao thưởng cho những đơn vị thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm năng lượng. 

Đi du lịch ở những nơi ít người biết đến được coi là một giải pháp du lịch bền vững. Làng chài Bãi Xép (Phú Yên) được Business Insider bình chọn vào danh sách những điểm đến tuyệt vời nhưng chưa được nhiều du khách quốc tế biết đến. Ảnh: T.L.

Đi du lịch ở những nơi ít người biết đến được coi là một giải pháp du lịch bền vững. Làng chài Bãi Xép (Phú Yên) được Business Insider bình chọn vào danh sách những điểm đến tuyệt vời nhưng chưa được nhiều du khách quốc tế biết đến. Ảnh: T.L.

Cuộc khảo sát đã phỏng vấn 18.327 người tại 14 thị trường và kết quả được công bố chính thức nhân Ngày Môi trường Thế giới (5/6).

Kết quả khảo sát phần nào tiết lộ tình trạng quá tải khách du lịch trên toàn thế giới. Ô nhiễm biển và nguồn nước là hai vấn đề ảnh hưởng đến du lịch hiện nay, cần được quan tâm hàng đầu. Xếp thứ 3 các vấn đề cần quan tâm là vấn nạn phá rừng làm du lịch và sử dụng năng lượng không hiệu quả (bao gồm tiêu thụ điện/nước quá mức cần thiết).

Riêng Việt Nam, có khoảng ¼ người Việt được khảo sát cho rằng các cơ quan quản lý du lịch giữ trách nhiệm chính trong việc cải thiện sự bền vững của ngành du lịch quốc gia. Ngoài ra, người Việt tin rằng Chính phủ và các đơn vị lữ hành là những cơ quan sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm về đảm bảo du lịch bền vững.

Trong khi đó, trên thế giới, công chúng cho rằng chính phủ đảm nhận trách nhiệm chính trong việc tạo nên những thay đổi tích cực với môi trường xoay quanh hoạt động du lịch, kế đến là trách nhiệm của các cơ quan du lịch và từng cá nhân.

Theo đó, có đến 36% người dân ở Indonesia và Anh dành sự tín nhiệm cao nhất cho chính phủ (36%), theo sau là Trung Quốc (33%), Úc (28%) và Malaysia (27%) về trách nhiệm tạo ra hay đổi.

Mặt khác, những quốc gia tin chính mỗi cá nhân có vai trò quan trọng nhất để du lịch trở nên bền vững là Thái Lan (30%), Nhật Bản (29%) và Mỹ (28%).

Trong khi đó, Trung Quốc (11%), Anh (13%) và Việt Nam (14%) là những thị trường không cho rằng trách nhiệm này thuộc về cá nhân.

4 hành động ưu tiên để có du lịch thân thiện. Nguồn: You Gov Singapore

4 hành động ưu tiên để có du lịch thân thiện. Nguồn: You Gov Singapore

Khảo sát cũng chỉ ra ngày càng nhiều người Việt Nam hy vọng các khách sạn và điểm lưu trú bắt đầu chuyển sang sử dụng nước và các nguồn năng lượng tái tạo, cũng như giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần. Với vai trò là du khách, xu hướng hiện tại của họ là ưu tiên cho những điểm tham quan nguyên sơ, ít người biết đến.

Những hành động góp phần giúp du lịch bền vững hoặc thân thiện với môi trường bao gồm: sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nước; không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; bảo tồn động vật và giảm lượng khí thải carbon...

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng khác như sử dụng thẻ chìa khóa hoặc cảm biến chuyển động, sử dụng các sản phẩm làm sạch từ thiên nhiên… được xem là những hành động thiết thực.

Người tiêu dùng đưa ra 10 ưu tiên cam kết để có du lịch bền vững. Nguồn: You Gov Singapore

Người tiêu dùng đưa ra 10 ưu tiên cam kết để có du lịch bền vững. Nguồn: You Gov Singapore

Ông John Brown - Giám đốc Điều hành Agoda giải thích: “Du lịch là một ngành công nghiệp. Vì vậy, chúng tôi cần tiếp tục tìm ra những giải pháp giúp du khách có thể dễ dàng tìm kiếm các địa điểm cung cấp dịch vụ lưu trú bền vững.

Thông qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng việc thực hiện các bước đơn giản như tắt đèn và điều hòa không khí khi ra khỏi phòng, hoặc giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần đang được công chúng đón nhận trên toàn cầu. Và rõ ràng chính phủ cần đi đầu trong việc quản lý du lịch bền vững, nhưng trách nhiệm chính vẫn nằm ở hành vi của mỗi chúng ta”.