Nếu được lựa chọn, bạn nên làm lính hay làm sếp? Vị trí nào hạnh phúc nhất?

Nhuận Phẩm
Đã đi làm ai chẳng muốn được thăng tiến, làm sếp, đúng không? Làm sếp bao giờ cũng oai và tiếng nói có trọng lượng hơn làm lính "thấp cổ bé họng". Tuy vậy, trong nghề báo, mọi danh phận chỉ mang ý nghĩa tương đối và khái niệm "nhà báo lớn" không nhầm để chỉ cân nặng cũng như vai trò của người đó trong toàn soạn.

Làm lính được gì, mất gì?

Làm phóng viên từ lúc còn trẻ đến khi về hưu. Họ chẳng có gì để than phiền hay tự hỏi vì sao chức danh của mình không hề thay đổi sau 20, 30 năm.

Làm phóng viên thì bạn được gì? Bạn có sự tư do về giờ giấc, được tiếp cận nguồn tin, được nghe nhân vật kể những câu chuyện nóng hổi và có niềm sung sướng xen lẫn tự hào khi bài báo của mình được nhiều ngươi đọc, chia sẻ, bình luận… Bên cạnh đó, bạn cũng có điều kiện mở rộng mối quan hệ xã hội, mở mang vốn sóng khi đi tác nghiệp những vùng đất lạ. Ngoài ra, bạn cũng tạo được thương hiệu cá nhân khi những bài báo để tên mình được nhiều người biết đến. Nếu bạn đến với nghề báo chỉ để thoải khát khao được viết lách, làm phóng viên là lựa chọn không tồi.

Vậy làm phóng viên có mất gì hay chịu thiệt thòi gì không?Tất nhiên, ở đời cái gì cũng có hai mặt. Bạn có thể sẽ phải đánh đổi những giây phút dành cho gia đình, bè bạn khi phải theo đuổi một đề tài nóng sốt, bỏ lỡ một bộ phim hay , một bữa tiệc hấp dẫn chỉ vì deadline nộp bài đang đến gần. đó là chưa kể bạn có nguy cơ bị chửi bới, đuổi đánh, thậm chí đe dọa đến tính mạng khi đi làm những đề tài về tệ nạn xã hội, mại daam, đường dây mua bán ma túy..

Ở một góc độ khác, tầm nhìn của bạn bị hạn chế ở vai trò phóng viên. Và đôi khi, bạn không thật chủ động trong công việ do sếp chỉ đạo đề tài mà bạn miễn cưỡng làm theo, bài báo khi đăng có thể bị trưởng ban cắt, gọt, thậm chí gác lại vĩnh viễn. những điều kđó không như ý định ban đầu của bạn khi viết.

Làm sếp được gì, mất gì?

Sếp ở đây cụ thể là trưởng ban hoặc biên tập, thư ký tòa soạn, phó tổng biên tập, tổng biên tập… Làm sếp, ngoài chuyện lương bổng, đương nhiên, bạn được rất nhiều: được cấp dưới và người ngoài vị nể, hoàn toàn chủ động trong việc vạch ra đường hướng phát triển của một bộ phận, thậm chí cả một tờ báo. Nếu đã từng là một phóng viên có nghề, bạn sẽ đóng góp được nhiều cho tờ báo khi tạo điều kiện cho những người viết tốt như mình phát huy năng lực của họ.

Nhưng đừng tưởng làm sếp không có nỗi khổ tâm hoặc thiệt thòi nhé. Bạn sẽ phải là một trong số những người cuối cùng rời tòa soạn khi trực quy trình, chịu trách nhiệm khi trang báo bị sai sót nghiệp vụ, chấp nhận rời bỏ cuộc chơi khi cach ra đường hướng sai lầm cho tòe báo… Nếu làm sếp mà nghiệp vụ không ổn, kỹ năng quản lý kém, bạn sẽ khiến phóng viên giỏi bất mãn và chỉ có thể quy tụ những cấp dưới kém tài.

Tất nhiên, việc làm lính hay sếp không phải là do bạn muốn là được, mà còn là do những yếu tố khách quan, chủ quan khác như biến động về nhân sự trong tòa soạn, đánh giá và việc điều động của cấp trên… Nhưng có một điều động chắc chắn, làm phóng vien thì bạn chỉ lo chuyên môn, nghiệp vụ cho tốt, còn làm sếp thì bạn cần tầm nhìn xa và có chiến lược điều hành hẳn hoi.

Xét cho cùng, trong nghề báo, mọi danh phận như cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên, trưởng ban… chỉ mang ý nghĩa tương đối và không có giá trị bất biến. Điều đáng quan tâm hơn là dù ở vị trí nào, bạn có cảm thấy mình được sống hết lòng với nghề và thu nhập mà bạn đạt được có xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra hay không. Mặt khác, làm lính hay làm sếp không quan trọng bằng việc bạn có giữ được tư cách khiến người khác phải vị nể hay không.

Là trưởng ban hay phóng viên không quan trọng bằng việc ăn ở thế nào. Thật là cười ra nước mắt khi biết một nữ trưởng ban văn nghệ báo lớn chăm chỉ đi dự họp báo của ca sĩ để lấy phong bì, một nam trưởng ban văn nghệ báo khác coi việc ký thêm tên mình vao bài với phóng viên để chia đôi nhuận bút là chuyện bình thường. Chơi kỳ!

*Nhan đề bài viết đã được thay đổi

Benjamin Ngô