Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Những bộ phận của gà nên bỏ ngay khi chế biến

Phao câu gà, gan, cổ gà... là những bộ phận thường được coi là ngon và được sử dụng nhiều khi ăn thịt gà. Tuy nhiên ít ai biết rằng chúng sẽ gây hại cho cơ thể ra sao nếu ăn nhiều những bộ phận này.

Thịt gà nằm trong nhóm thịt trắng, cung cấp nhiều protein, là nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí não con người.

Thịt gà ít cholesterol hơn các loại thịt đỏ, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Trong 100 g thịt gà chứa 199 calo, 20,3 g protein, 4.3 g chất béo và nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP, khoáng chất canxi, phốt-pho, sắt có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, trong thịt gà chứa hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha cao, đều bắt nguồn từ vitamin A có tác dụng tăng cường thị lực.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP HCM, cho biết trong y học cổ truyền, thịt gà gọi là kê nhục, thịt gà trống là hùng kê nhục, thịt gà mái là thư kê nhục. Thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc. Gà lông trắng có tác dụng điều hòa tỳ vị; gà lông vàng chữa bệnh đường tiêu hóa; gà lông đỏ làm ấm dạ dày, ấm phổi, chữa bệnh về máu; gà lông đen tác dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết chữa thận yếu, phong thấp, rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Thịt gà thường được hầm với tam thất, lá dâu để bồi bổ cơ thể; hầm với hạt sen chữa suy dinh dưỡng; với đậu đỏ chữa phù thũng; với ngải cứu dùng cho phụ nữ xanh xao, gầy yếu. Cháo thịt gà mái cũng là vị thuốc chữa liệt dương.

Theo bác sĩ Vũ, các phần thịt gà ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau về lượng protein, lượng mỡ và thành phần mỡ. Phần ức gà là nơi được đánh giá cao nhất về dinh dưỡng trong thịt gà, trong 100 g ức gà có 18 g chất đạm, chứa nhiều vitamin B tốt cho ngăn ngừa đục thủy tinh thể và rối loạn về da, tăng miễn dịch, lượng chất béo cũng thấp.

Đầu gà thực tế rất mềm, nhất là có phần óc và mắt rất ngọt nên nhiều người thích ăn chúng nhưng đây cũng là bộ phận cẩn suy nghĩ kỹ trước khi ăn.

Gà đùi không tốt bằng lườn

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế - Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2 (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết, phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt đen tức phần từ cánh, chân và đùi gà.

Sở dĩ có sự khác nhau này do myoglobin có trong bắp thịt. Đây là chất có nhiệm vụ giúp cơ thể vận chuyển oxy, vị trí nào càng vận động nhiều thì càng cần nhiều oxy, do đó sẽ tích trữ nhiều myoglobin hơn những nơi khác trên cơ thể.

Gà chỉ vận động chân mà không bay được, nên phần chân và đùi luôn có thịt màu sậm, chắc hơn.

Theo tiến sĩ Hưng, các vị trí khác nhau của con gà sẽ cho giá trị dinh dưỡng khác nhau.

“Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn hẳn phần thịt ở ức. Song thực chất, phần thịt trắng ở lườn, ức gà ăn vẫn tốt hơn so với phần đùi”, tiến sĩ Hưng nhận xét. Mặc dù phần đùi gà nhiều cơ có lượng protein nhiều hơn các phần khác song lại chứa nhiều cholesterol hơn - nguyên nhân gây nên chứng tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì và rất nhiều hội chứng rối loạn khác.

Trong khi đó, phần thịt trắng vừa chứa nhiều protein song lại ít chất béo. Đó chính là lý do, người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.​ Chính vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế ăn những loại thịt chứa nhiều chất béo. Đặc biệt, đùi và cánh gà là hai vị trí hay được chọn để tiêm phòng trong quá trình nuôi nên không thể loại trừ việc dư lượng tồn dư thuốc trong thịt gà.

Không phải bộ phận nào cũng nên ăn

Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, ngoài phần cánh và đùi chứa nhiều cholesterol được khuyến cáo nên hạn chế ăn, một số bộ phận khác của con vật này không tốt như nhiều người nghĩ.

Trong đó, nhiều người ngộ nhận rằng phao câu giúp da và tóc đẹp, mịn màng hơn. Thực tế, phao câu gà là một trong các bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng. Hơn nữa, bộ phận này cũng chứa rất nhiều chất béo có hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, phổi gà cũng rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn. Thậm chí, khi nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, nên vứt bỏ phổi gà khi chế biến là tốt nhất.

Gan gà
Gan gà là bộ phận có nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng. Do vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên ăn nội tạng của gà.
Phao câu

Đây là phần sau cùng của thân gà, tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật. Phao câu còn có một nốt nhỏ nhú lên, là nơi gà thường dùng mỏ lấy chất dịch béo ở đây để trau chuốt bộ lông bóng mượt, tăng thêm vẻ đẹp lại có tác dụng bảo vệ cơ thể không bị thấm nước khi gặp sương, mưa. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây sẽ có nguy cơ khiến trẻ bị ung thư nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.
Phao câu ăn mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho cơ thể. Nhiều người quan niệm bộ phận này có tác dụng đẹp tóc. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Các bác sỹ thường khuyến cáo người dân không nên ăn nhiều phao câu (5-6 cái), nhất là trẻ em để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cổ gà

Khỏi phải nói, cổ gà là một trong những bộ phận được cánh mày râu yêu thích vì phần cổ này hơi cứng, nhiều xương nhưng lại nhai được. Do đó, nó là món nhậu "ruột" của họ. Trên mâm cơm, người ta thường để riêng phần cổ để nhâm nhi tuy nhiên chẳng mấy ai để ý, cổ gà là bộ phận rất bẩn. Nghe có vẻ phi lý nên nhiều người thắc mắc, cổ gà thì khác gì các phần thịt khác của gà. Khi mổ cũng được rửa sạch sẽ, vậy lý do gì khẳng định cổ gà rất bẩn.

Phần cổ gà rất ít thịt nhưng là tập trung nhiều mạch máu và hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết lại là nơi tập trung nhiều độc tố, chính những tuyến dịch bạch huyết này sẽ đi vào đường tiêu hóa có thể là các chất độc có trong quá trình cho gà ăn thức ăn chăn nuôi có chứa kích thích tố đọng lại ở cổ. Do đó nếu mẹ cho bé gặm cổ gà chính là chúng ta đang nạp chất độc vào người.
Mề gà
Mề là một trong những bộ phận chúng ta luôn thích ăn vì có độ giòn rất đã miệng, tuy nhiên đây lại là một bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại do là nơi tiêu hóa thức ăn của gà. Ngay cả khi chúng ta xử lý chúng bằng muối và nước sôi thì bạn cũng không thể loại bỏ hết vi khuẩn nơi đây.
Da gà
Da gà là mới có chứa nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao, lại có hàm lượng chất gây ô nhiễm lớn. Tuy nhiều trẻ thích ăn da gà nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con ăn thịt gà bỏ da là tốt nhất.