Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Những người mắc bệnh viêm phổi cần tránh ăn những thực phẩm sau

Bệnh viêm phổi xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều các triệu chứng như: ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, thở đau, nhanh, đau ngực, đau cơ, ho ra đờm loãng xanh hoặc vàng… Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm, nên người bệnh thường không xác định rõ bệnh lý trong thời gian đầu.

Theo nghiên cứu hiện nay, bệnh viêm phổi tại Việt Nam chiếm tỉ lệ 15% trong tổng số trường hợp nhiễm khuẩn viện và 27% xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn này ở khoa hồi sức cấp cứu.

Các nhà khoa học cũng ghi nhận viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ khoảng từ 21% đến 75%, trong đó viêm phổi do lây nhiễm qua thở máy chiếm đến 90% và được xác định sau thở máy 48 giờ. Đây là một vấn đề rất khó khăn mà các khoa lâm sàng, đặc biệt là khoa hồi sức tích cực phải đương đầu vì khó chẩn đoán, kéo dài thời gian điều trị, tốn kém rất nhiều chi phí.

Nguy hiểm hơn, người ta thống kế được rằng, bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi có nguy cơ tử vong rất cao từ 10%-20% trên tổng số người đang điều trị bệnh. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ nhỏ và người lớn chiếm 50% tỉ lệ tử vong. Các bác sĩ lý giải rằng, phế cầu khuẩn thường cư trú trong hầu họng người lớn và trẻ nhỏ. Được lây truyền qua đường không khí và việc tiếp xúc với người đang mang mầm bệnh hoặc người có vi khuẩn phế cầu trong người.

Chính vì những sự nguy hiểm ấy, các bác sĩ chuyên khoa hô hấp khuyên rằng, khi mắc bệnh viêm phổi, chúng ta cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và để ý đến chế độ ăn uống trong thời gian mắc bệnh. Bởi phần lớn, những thức ăn được dung nạp vào cơ thể có sự liên kết đến các chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và ức chế sự phát triển phế cầu khuẩn.

Bệnh viêm phổi cần bổ sung thực phẩm nào?

vitamin-a-1635997396.jpg
Bổ sung nhiều vitamin A sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều kháng thể. Ảnh: T.L

Thực phẩm giàu protein

Protein được biết là thành phần chủ yếu giúp hình thành và duy trì tái tạo cơ thể. Bổ sung nhiều protein sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và tạo nên nhiều sức đề kháng.

Protein có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mô các tế bào bị tổn thương và sản sinh ra các mô tế bào mới. Đối với người bệnh viêm phổi, việc tăng cường cung cấp protein sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.

Người bệnh có thể bổ sung protein bằng cách ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các loại thịt da cầm không da, thịt trắng. Hạn chế ăn thịt đỏ, vì chúng có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Thực phẩm giàu vitamin A

Ngoài có vai trò giúp đôi mắt trở nên sáng khỏe và tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi rút gây nên. Vitamin A là một lá chắn giúp bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp.

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như: các loại rau màu xanh đậm (rau ngót, rau dền, rau muống, rau xà lách, rau diếp); các loại củ quả có màu đỏ, vàng (gấc, bí đỏ, hồng, xoài, đu đủ). Khi chế biến thức ăn cần cho thêm dầu, mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin A.

Thực phẩm giàu kháng chất

Rau củ quả là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh viêm phổi.

Bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh...; các loại trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối…sẽ giúp người bệnh dung nạp nhiều chất sơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ăn ngon. Các vitamin C có vai trò tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể tạo sức đề kháng giúp cơ thể tránh xa các vi khuẩn khác, kể cả phế cầu khuẩn.

Ăn lỏng, uống nhiều nước

Bệnh nhân viêm phổi cần được nghỉ ngơi, ăn lỏng và uống nhiều nước. Thức ăn nên chế biến dưới dạng cháo, súp giúp bệnh nhân dễ ăn và dễ tiêu.

Cung cấp đủ nước có tác dụng làm loãng đờm, dịu họng, giúp người bệnh dễ dàng khạc đờm ra. Nhu cầu nước hằng ngày của cơ thể là 2 lít/ngày (bao gồm nước lọc, nước canh, nước trái cây, sữa...). Nếu người bệnh sốt cao cần uống oresol để bù nước và điện giải.

Người bệnh nên hạn chế thức ăn gì?

khong-nen-an-gi-khi-viem-phoi-1635997396.jpg
Hạn chế ăn những thức ăn chứa dầu mỡ. Ảnh: T.L

Người bệnh nên lưu ý hạn chế bổ sung các thức ăn nhiều dầu mỡ, được chế biến bằng cách chiên xào, nướng có nhiều gia vị, vì sẽ sinh nên chứng đầy bụng khó tiêu.

Những loại thực phẩm được đóng gói sẵn như: xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội…cũng cần được tiết chế, vì đây là những thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản gây hại cho sức khỏe.

Bệnh nhân cũng cần tránh xa các thực phẩm chứa nhiều cồn như: rượu, bia, nước ngọt…bởi chúng sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Không nên sử dụng các chất chứa nhiều nicotin như thuốc lá, bởi lúc này phổi đang gặp rất nhiều tổn thương. Nếu có thói quen hút thuốc, sẽ khiến cho phổi của bạn ngừng hoạt động, nguy hiểm hơn là ung thư phổi.

Cần lưu ý: Để tránh bị sặc, không nên để người bệnh nằm khi ăn. Nên cho người bệnh ăn từng miếng nhỏ. Không dùng ống hút để uống nước.

Đối với trẻ nhỏ dễ bị nôn trớ và khó khạc đờm, nên thực hiện biện pháp vỗ lưng cho trẻ trước bữa ăn để giúp long đờm và tránh gây nôn.