Trẻ con vào bếp càng sớm càng tốt, cha mẹ sẽ thấy nhiều lợi ích bất ngờ

Nấu ăn không chỉ là việc nhà, mà còn là một hình thức giáo dục thú vị. Nếu trẻ có cơ hội được học nấu ăn ngay từ nhỏ, bé sẽ rất dễ hình thành thói quen tốt cho sau này khi lớn lên.

Đây là một hoạt động không hề tốn nhiều thời gian và công sức và bất kể với trẻ nhỏ hay trẻ lớn tuổi hơn, bé nào cũng thích sáng tạo với đồ ăn và các dụng cụ, gia vị được sử dụng trong quá trình chế biến. Quan trọng là con biết yêu thương và sẻ chia hơn sau mỗi ngày rèn luyện bản thân đấy bố mẹ ạ.

Nấu ăn không khó

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, từ nhu cầu tâm lý muốn khẳng định mình, muốn được trở nên như người lớn bên cạnh mình trong giai đoạn từ 3 tuổi trở lên. Trẻ muốn tự mình làm trong một số trường hợp: tự thay quần áo, tự xúc ăn, tự chọn mặc quần áo mà trẻ thích, muốn phụ giúp mẹ việc nhà, tự chọn đồ chơi, tự chọn sách mà trẻ thích… Trẻ thường nói “Con làm, con ăn…” mà không muốn có sự can thiệp hay giúp đỡ của người lớn.​​​​​ Chính vì thế, đây là thời điểm trẻ nhỏ có khả năng hoàn thiện công việc và tạo dựng tốt các mối quan hệ xung quanh.

Ở Nhật Bản, khái niệm Giáo dục nhà bếp - một cụm từ theo định nghĩa là việc dạy dỗ con cái nên được thực hiện trong nhà bếp, đã trở nên vô cùng quen thuộc. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc bếp không chỉ đơn giản là kỹ năng, nó còn là phương pháp mẹ Nhật giúp con hình thành thái độ lạc quan với cuộc sống. Vì vậy, vấn đề nhà bếp ở Nhật được đặc biệt chú trọng. 

Hầu hết các trường mẫu giáo ở Nhật cũng mở rất nhiều lớp chuyên dạy nấu ăn. Các bé sẽ được học từ những kỹ năng cơ bản như: nướng bánh, làm rau, thái củ cải, làm salad rong biển, cuộn sushi,... những món ăn nhanh không cần dùng đến lửa. Sau khi kết thúc lớp học, trẻ em có thể mang về cho bố mẹ dùng thử. Đối với trẻ Nhật, nấu ăn luôn là một hoạt động rất thú vị và bắt đầu từ rất sớm

1. Bữa cơm không đơn giản chỉ là cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn là cơ hội để mọi thành viên trong gia đình có thời gian chăm sóc, chia sẻ cùng nhau buồn vui trong cuộc sống. Trẻ sẽ cảm thấy hào hứng khi được tham gia đạo diễn các món ăn đẹp mắt và ngon lành cho cả nhà. Ngoài ra, điều này còn giúp bé hiểu được bữa cơm gia đình tưởng như nhỏ nhặt trong cuộc sống nhưng lại chính là nơi gắn kết các thành viên, là nơi giữ “lửa" hạnh phúc. Nơi mỗi thành viên phải thể hiện được trách nhiệm của mình đối với gia đình.

Bữa ăn gia đình - nơi giữ lửa yêu thương

2. Trẻ nhỏ thích cùng bố mẹ vào bếp. Vì ngại dọn dẹp hoặc lo lắng ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ nên nhiều bà mẹ coi nhà bếp là khu vực cấm với trẻ. Tuy nhiên, cùng con vào bếp là một phương pháp giáo dục hữu hiệu về lòng tự tin, tính độc lập, thói quen ăn uống lành mạnh và nhiều lợi ích khác nữaTuy nhiên, trẻ nhỏ lại thích được gần gũi để quan sát, trò chuyện về thứ mà bố mẹ đang làm trong bếp. Đây là thời điểm giáo dục và tạo mối liên kết giữa bố mẹ và con cái thêm khăng khít. 

Hãy để con phụ ba mẹ nấu ăn nhé!

3. Dạy con biết tầm quan trọng của dinh dưỡng bữa ăn. Cho trẻ tham gia nấu ăn càng sớm càng dễ thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, đặc biệt là khi các “đầu bếp nhí” của bạn được thử sức với các thành phần dinh dưỡng khác nhau như rau củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc, yến mạch nguyên cám. Từ những điều nhỏ, cha mẹ có thể dạy thêm cho con cách nêm nếm sao cho phù hợp mà vẫn bảo đảm được sức khỏe. Thậm chí, nói cho con nghe nhiều hơn về những vấn đề xung quanh thực phẩm hằng ngày để con ý thức hơn về việc lựa chọn món ăn, nguyên liệu bảo vệ sức khỏe. 

Hãy ngồi ăn cùng con

4. Nấu ăn là cách tuyệt vời để nói về sức khỏe. Vì thế, trẻ em tự chủ động trong việc nấu nướng và trang bị cho bản thân những kiến thức về dinh dưỡng, chúng sẽ luôn có được bữa ăn đủ chất, tốt cho sức khỏe. Nấu ăn cũng sẽ giúp trẻ chấm dứt những bữa ăn ngoài thiếu - chất cần và dư - chất không cần thiết. Và đừng quên nói với trẻ rằng, ăn nhiều cá và các loại rau củ sẽ khiến trẻ thông minh và đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin cùng khoáng chất.

Dạy con về những loại thức phẩm tốt cho sức khỏe

5. Kích thích vị giác trẻ nhỏ. Trẻ em vào bếp càng nhiều thì khả năng cảm nhận thức ăn càng cao, điều này đồng nghĩa với việc khả năng nếm món ăn cũng sẽ tăng lên.  Trẻ em có xu hướng tiếp cận, thích nghi với những thứ mình tạo ra dù thích hay không, dù dở hay ngon, mùi vị lạ hay thân quen. Đây là cách tốt nhất để con có thể tạo ra được một món ăn vừa đủ chất vừa ngon miệng cho chính mình. 

Mục tiêu nuôi dạy con của cha mẹ không chỉ nên giới hạn trong việc con có thể tự xúc, tự gắp và chon lựa thức ăn trong bữa ăn để hình thành thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe mà còn còn khuyến khích trẻ phát triển tính độc lập, giao lưu, tương tác, chia sẻ, tình cảm với cha mẹ. Thậm chí, khi con đã có thói quen độc lập trong sinh hoạt ăn uống, cha mẹ sẽ giảm thiểu nhiều thời gian bếp núc và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. 

Những lưu ý khi cùng trẻ vào bếp

1. Vệ sinh tay sạch sẽ

Rửa tay trước khi bắt đầu nấu nướng

Rửa tay là nguyên tắc cơ bản cần trở thành thói quen, giúp ta phòng tránh những vi sinh vật lây nhiễm của thực phẩm bám vào tay cũng như tránh những bệnh lây nhiễm qua đường miệng. Cha mẹ cần nhắc nhở con để hình thành thói quen khi vào bếp, chúng ta cần rửa tay sau khi đã chạm vào những thực phẩm tươi sống như thịt và rau củ. Tốt nhất là rửa tay với nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay trong 20 giây.

2. Không dùng cùng một loại dao để cắt 

Phân biệt các loại dao khác nhau

Dao là một vật dụng quen thuộc trong nhà bếp. Tuy nhiên, phụ huynh cần dạy con phân biệt các loại dao: dao dùng để cắt cá, dao dùng để thái rau củ, dao dùng để thái thịt, dao dùng để thái đồ chín. 

3. Vị trí con trong nhà bếp

Đối với trẻ còn quá nhỏ, bạn nên đặt trẻ ngồi ở ghế riêng. Với trẻ lớn, có thể cho trẻ ngồi trên một chiếc ghế thấp. Để tránh thức ăn vấy bận lên người, hãy cho trẻ mặc một chiếc áo cũ bên ngoài. Hãy nói cho biết rằng, trước khi vào bếp con phải gọn gàng đầu tóc để tai nạn đáng tiếc không thể xay ra cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm. 

 

 

 

NA

Link nội dung: https://www.songkhoeplus.vn/tre-con-vao-bep-cang-som-cang-tot-cha-me-se-thay-nhieu-loi-ich-bat-ngo-a2033.html