Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Người mắc 5 loại bệnh này, tuyệt đối không nên ăn rau muống.

Ông bà ta hay nói “Đói ăn rau, đau uống uống”, tuy nhiên không phải loại rau nào khi đói ta cũng có thể ăn được. Rau muống được biết đến là một loại rau nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu bạn mắc phải 5 loại bệnh sau đây, thì tuyệt đối không nên ăn rau muống.

Rau muống là loại rau thân thuộc của người Việt, có một vị trí đặc biệt trong khẩu phần dinh dưỡng của đại đa số người Việt Nam. Công dụng của rau muống trong việc ngăn ngừa các bệnh phổ biến như tim mạch, táo bón, tiểu đường… là rất tích cực.

oip-2021-07-07t135805265-1625641132.jfif

Theo dữ liệu từ USDA Hoa Kỳ ta thấy được rau muống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:

Calo 19  
  % nhu cầu hằng ngày  (*)
Chất béo 0,2 g 0%
Cholesterol 0 mg 0%
Natri 113 mg 4%
Kali 312 mg 8%
Carb 3,1 g 1%
Chất xơ 2,1 g 8%
Đạm 2,6 g 5%
Vitamin A 126% Vitamin C 91%
Can-xi 7% Sắt 9%
Vitamin D 0% Vitamin B-6 5%
Cobalamin (Vitamin B12) 0% Ma-giê 17

Tác dụng của rau muống

r-51-1625641132.jfif

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Chỉ 100g rau muống mỗi ngày là đã có thể đáp ứng đến 90% nhu cầu vitamin C cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng. Hơn nữa, rau muống cũng có giá thành rẻ, hợp túi tiền và dễ ăn. Vì vậy, chúng ta nên kết hợp rau muống và các loại rau khác xen kẽ để đảm bảo cơ thể tiếp nhận dủ vitamin C mỗi ngày.

2. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Nhờ giàu vitamin A, C và beta-carotene, rau muống có tác dụng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch do các loại vitamin này làm giảm các gốc tự do và chống oxy hóa. Rau muống còn có folate giúp chuyển hóa homocysteine, một thành tố có thể dẫn đến đau tim hoặc độ quỵ. Lượng magie trong 100g rau muống chiếm đến 17% nhu cầu hằng ngày, góp phần điều hòa huyết áp cho cơ thể.

3. Bảo vệ mắt

Lượng vitamin A trong 100g rau muống có thể đáp ứng đến 126% nhu cầu vitamin A của cơ thể. Đây là một vitamin rất cần thiết để bảo vệ mắt.

4. Ngăn ngừa thiếu máu

Có thể thấy trong thành phần dinh dưỡng của rau muống có 1 lượng sắt tương đương 9% nhu cầu hằng ngày. Lượng sắt này góp phần ngăn ngừa thiếu máu cho cơ thể.

5. Nhuận tràng

Giống như nhiều loại rau khác, trong rau muống có chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng khó tiêu và táo bón.

Lưu ý: Ai không nên ăn rau muống?

r-52-1625641132.jfif

1. Người bị gout, sỏi thận: Vì trong thành phần của rau muống có chứa các axit oxalic, chất này làm ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu của canxi và kẽm. Đồng thời, dễ hình thành và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận và khiến cho sỏi càng ngày càng to và trầm trọng hơn.

2. Người đang bị vết thương mềm: Nếu ăn rau muống và thịt bò rất dễ để lại sẹo. Lý do là vì hai thực phẩm này sẽ kích thích tăng sinh tế bào gây ra hiện tượng sẹo lồi trên da.

3. Người mắc bệnh viêm khớp: Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.

4. Người bụng dạ yếu hay bị tiêu chảy: Trong rau muống có chứa loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên là Fasciolopsis buski (khi ăn sống hoặc nấu chưa chín). Nó sẽ gây ra các chứng đầy bụng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy… nặng hơn gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài…

5. Người hay bị ngộ độc: Rau muống thường chứa nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu nên có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc mãn tính vì ăn phải các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Nếu bạn thuộc nhóm dễ ngộ độc thì nên tránh xa loại rau này.