Hành trình chạm đến ước mơ trời Âu của cậu trò 9x miền Trung Phạm Vũ Thịnh

 
 

 

Gặp Thịnh (Potter Pham) vào một chiều Sài Gòn hơi vội, người còn lấm tấm hạt mưa của cơn mưa đầu mùa, Thịnh cúi đầu chào chúng tôi, trên đôi môi vẫn không giấu đi được nụ cười hiền, dễ mến. Dù nay sắp chạm ngõ tuổi 30 nhưng ở Thịnh giữ trong mình nét tươi trẻ, năng động, lạc quan cùng sự bặt thiệp, mộc mạc xen lẫn tính cách 2 miền Trung - Nam.

Thịnh sinh ra và lớn lên ở vùng đất khô cằn Quảng Ngãi - miền Trung nước Việt, ít có điều kiện hơn chúng bạn thành thị. Thịnh kể: “Ngày còn cắp sách đến trường, với sự động viên, tiếp sức của mẹ, người thân yêu đã truyền “năng lượng tích cực cùng những cố gắng, ước mơ và hoài bão của mình cũng đỗ vào một trường đại học danh giá ở thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại Thương. Rồi, tốt nghiệp đại học cũng tiếp tục chinh phục con đường đại học tại Luân Đôn, Anh Quốc. Và nữa là về nữa làm tiếp viên hàng không. Nay là…”

Năm 23 tuổi, Thịnh bỏ lại những cơ hội sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương với công việc ổn định ngành ngân hàng trước sự tiếc nuối của gia đình và bạn bè. Bằng một tầm nhìn rõ ràng và những đam mê cháy bỏng, Thịnh được học bổng du học Luân Đôn (Anh). Thịnh thực sự bước ra ngoài thế giới và đi thẳng trên con đường chinh phục giấc mơ của riêng mình, đó là trời Âu (Châu Âu).

Thịnh nhớ lại, để có được học bổng bán phần tại Anh quốc, bản thân đã phải cố gắng rất nhiều trong việc giao dồi kĩ năng ngoại ngữ và luôn tìm kiếm các học bổng tài năng trên các website... “Đúng là ông trời luôn tạo cho chúng ta rất nhiều thử thách, ông trời muốn anh gia nhập vào môi trường mới hơn để thử sức bản lĩnh, khả năng cũng sức chịu đựng”, Thịnh nói với chúng tôi trong những cảm xúc nghẹn ngào đầy trắc ẩn.

 

 

Thịnh kể, lúc mới qua nước Anh, bản thân chẳng có nổi một người thân, mọi thứ đều xa lạ, đều phải đi trên đôi chân của mình. Để di chuyển từ nhà đến trường học của mình, Thịnh chọn các phương tiện công cộng tại nước sở tại, nhưng với bản tình có ý thức từ nhỏ, anh luôn dậy sớm để chuẩn bị mọi thứ đến trường và hơn hết là tránh được giờ cao điểm, khỏi phải chờ đợi xếp hàng đi tàu điện . Hãy tưởng tượng nếu một mình sống ở nơi xứ lạ quê người, bạn sẽ vô cùng cô đơn và lạc lõng. Nhưng dẫu vậy khi chia sẻ Thịnh rất lạc quan và vui vẻ, Thịnh bảo “không quen thì em sẽ làm cho quen thôi à!”.

Thịnh cũng tâm sự, cũng có lúc chán chường, tuyệt vọng, muốn buông bỏ nơi này, bởi cảm giác cô đơn. Rồi cũng tự tìm niềm vui riêng cho mình…

Thịnh cho biết mình sợ… cũng như ai, sợ cảm giác cô đơn, mà lại cô đơn nơi xứ lạ. Tuy nhiên, Thịnh từ nhỏ đã sống tự lập. Chính tự lập đã giúp Thịnh bản lĩnh và trưởng thành hơn. Thịnh đùa với chúng tôi “Em chẳng sợ gì chỉ sợ hết tiền thôi, nên bản thân lúc nào cũng luôn cố gắng’’. Những lúc rảnh, Thịnh tự tìm niềm vui riêng như vào bếp, cày games, xem phim, đi chụp ảnh, đi ăn, shopping… Những lúc ấy, chả thấy gì là cô đơn cả.

Nhưng có lẽ, một đam mê mới nung nấu trong Thịnh từ lâu đó là vào bếp, làm bánh… Như mùa dịch Covid-19 2020, những chuyến bay èo ọt, lịch đi bay cũng không còn được đều đặn như trước, thu nhập giảm sút. Thời gian ấy, Thịnh đã ở nhà, tự nghĩ ra chuyện làm bánh trước ăn sau là bán. Nhớ dịp Trung thu, Thịnh kiếm được kha khá từ chuyện làm bánh. Làm bánh tuy vất vả tí nhưng vui và thích.

“Nên những ngày ở Anh, không phải là cô đơn mà là sống một mình. Nhờ sống một mình nơi này giúp mình suy nghĩ thấu đáo hơn, sâu hơn và bình tĩnh hơn. Khi có một thử thách, áp lực nào ập đến, thường thì sợ nhưng Thịnh là không. Đi là để trưởng thành mà. Và Thịnh “lớn  lên” rất nhiều rồi đó”. (Thịnh cười).

 

Thịnh bảo cuộc sống ở Anh Quốc chưa hẳn là con đường màu hồng. Trước khi đến Anh, Thịnh đã phải tìm kiếm và theo dõi rất nhiều trang website cho thuê nhà trọ ở nơi đây để mong có được nơi ở tiện lợi nhưng giá lại phải chăng. Từ nhà ở cho đến việc ăn uống mọi thứ đều phải tiết kiệm để mong có đủ chi phí sinh hoạt trong tháng. Mặc dù có được học bổng nhưng Thịnh vẫn luôn “cày” thêm kiếm tiền. Ngoài thời gian đi học, Thịnh còn làm những công việc parttime hỗ trợ cho việc học của mình. Với bản tính thích phiêu lưu, mạo hiểm và chẳng chịu ở yên một chỗ bao giờ, Thịnh đã từng làm rất niều việc từ anh chàng giao hàng, ngày ngày phải chạy xe máy rong ruổi trên các nẻo đường, cho đến phục vụ ở các nhà hàng sang trọng. Khó khăn gian khổ là thế nhưng vẫn không làm nản lòng chàng trai miền Trung này.

Ở nơi đất khách là thế, nhưng Thịnh vẫn thấy mình rất may mắn, vì mọi người xung quanh đều “open” với mình và họ dạy Thịnh rất nhiều tiếng lóng, để Thịnh hiểu hơn về văn hóa nước Anh. Thịnh còn chia sẻ rằng để học thuộc và giỏi tiếng lóng nơi nước bạn, Thịnh đã phải “Take note” đầy cả quyển sổ tay của mình, chắc hẳn chính sự cần cù chăm chỉ ấy là bước đệm giúp Thịnh có thể tồn tại nới xứ người.

Năm 2018, Thịnh trở về nước để lo việc gia đình. Trong một lần tình cờ theo lời rủ của đám bạn, Thịnh viết đơn rồi phỏng vấn vị trí tiếp viên hàng không cho một hãng hàng không của Việt Nam. “Có lẽ ông trời muốn đền đáp cho mình những gì mà ông đã thử thách, phỏng vấn lấy kinh nghiệm nhưng ai ngờ lại trúng tuyển. Từ đó bước chân vào nghề tiếp viên”.

Từ khi trở thành chàng tiếp viên sáng giá, hàng ngày công việc của Thịnh là phục vụ khách hàng ở Bamboo Airsway, nhưng với bản tính hiền lành luôn giúp đỡ mọi người, sau khi hoàn thành công việc của mình, Thịnh còn hỗ trợ đồng nghiệp để hoàn thành công việc và mang lại cho khách hàng đến với có sự trải nghiệm tốt nhất.

Thịnh luôn khiêm tốn và thân thiện, không hề se sua mà luôn hòa đồng với mọi người, đặc biệt theo Thịnh bật mí là nấu ăn khá ngon mặc dù chưa từng trải qua trường lớp nào. Thịnh luôn tự tay nấu những món ăn ngon, những chiếc bánh lạ để người thân và bạn bè cùng nhau thưởng thức tài nghệ nấu nướng của mình. Thịnh còn bật mí thêm "Để kiếm thêm thu nhập sinh hoạt, anh còn chủ động làm những chiếc bánh Trung thu bán cho những người thân quen, vì độ ngon lạ của chiếc bánh mà khiến tên tuổi của Vũ Thịnh ngày càng đi lên’’. Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng là con đường đầy hoa hồng. Dịch Covid-19 bùng phát, ngành hàng không bị ảnh hưởng không ít, ở giây phút quyết định của đời mình, Thịnh đã quyết định từ bỏ công việc tiếp viên hàng không để tiếp tục du học tại Anh Quốc mà mình dở dang trước đó.

Theo Thịnh, trong lần du học lần này có lẽ sẽ ở lâu dài tại Anh, bởi đơn giản mình thích cuộc sống tại Anh hơn Sài Gòn vì cuộc sống tại nơi đó không xô bồ nhộn nhịp nhưng nó nhẹ nhàng phù hợp với đam mê, tính cách của mình. Thịnh cũng cho hay, sự trở lại Anh lần này sẽ quyết định theo học một ngành đang "hot trend’’ trên thế giới, nhưng Thịnh lại tỏ vẻ bí mật với chúng tôi, Thịnh bảo "Nói trước bước không qua anh ạ’’...

Thịnh cho rằng, cái mà Thịnh cảm thấy may mắn nhất là sở hữu được kinh nghiệm sống, kỹ năng sống phong phú để có khả năng thích ứng với nhiều môi trường sống, nhiều nền văn hóa khác nhau. Thịnh luôn kiên định, mình phải đi bằng đôi chân của chính bản thân mình, không ai khác trong đời.

Nhưng ở Thịnh, chàng trai 9x miền Trung này luôn ấp ủ nhiều ước mơ và đam mê. Thịnh còn tự đặt cho mình những cột mốc. “Và sau này, Thịnh sẽ dành thời gian cho bản thân mình nhiều hơn, cho gia đình nhiều hơn, cho những ước mơ của mình nhiều hơn, sống thoải chí tang bồng. Đó không phải mới là hạnh phúc thật sự ư? Hạnh phúc ấy không phải là tiền bạc hay danh vọng, cũng chẳng phải thứ gì cao vời, mà hạnh phúc nằm trong chính bàn tay mình…”

Và sau tất cả, hạnh phúc đôi khi chỉ là một cuộc gọi về mẹ, cho đứa bạn thân để thấy bao nhiêu thử thách, bao ước mơ, bao hoài bão và bao đam mê trong ngày đó cũng sẽ hư vô, thứ còn lại là chính mình, không ai khác trong đời.

Đó như con người, quan điểm sống của Phạm Vũ Thịnh: “…Đơn giản, lạc quan, dễ gần mặc dù đó là cô lao công, chú bảo vệ hay người bán rau ngoài chợ…’’ mà cũng có thể yêu mến!