Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Đi mua túi Hermès ở Paris, tôi đã có những trải nghiệm "để đời"!

Đua đòi với chúng bạn, sau một thời gian đắn đo suy nghĩ, nửa ham muốn, nửa tiếc tiền, cuối cùng tôi cũng tới boutique Hermès ở phố St Honoré, Paris để tậu một chiếc Birkin lừng danh – món quà nhỏ ghi nhận 15 năm cống hiến nhiệt huyết, trung thành, đạt được nhiều thành công nhất định. Trải nghiệm mua sắm vô cùng kỳ quặc, khó có thể nói là hài lòng ngoài cái túi đẹp & tinh tế từ thiết kế đến đường kim mũi chỉ.

Một cửa hàng Hermès tại Pháp

Kế hoạch trưa thứ Bảy đi ăn với trẻ con, nhưng bà ngoại tụi nó đến đón đi chơi nên Mr Crazy & Lady Sexy rủ nhau đi shopping, còn món quà ông Sếp Mr Crazy phải mua tặng cho cô director Lady Sexy tròn 15 năm trung thành cống hiến. Thế là vào Hermès … để trải nghiệm. Nghe nhiều bạn bè chia sẻ rằng “tụi Hermès” nó coi thường dân Châu Á lắm, mà mua nhiều không được à nha, mỗi món phải mua cách nhau 6 tháng, mà phải đặt hẹn thì “nó” mới tiếp … vân vân và vân vân … mà “kêu” vậy thôi chứ nhà nhà người người vẫn đổ xô đi săn lùng Birkin, Kelly của Hermès … So sánh thì có vẻ khập khiễng chứ một cái túi Birkin rẻ nhất cũng đủ để một bệnh nhân thay mấy cái stent để được cứu sống sau một cơn nhồi máu cơ tim thập tử nhất sinh, thế nhưng lỡ một cô điều dưỡng lỡ miệng nói năng không rõ ràng hay không lịch sự là có kiện cáo ngay.

Năm Covid, thấy báo chí đăng rằng nhà Hermès và một vài nhà mốt hàng top tạm thời ngừng sản xuất, vậy mà bước vào vẫn thấy khách hàng dập dìu chỉ không còn cảnh khách châu Á xếp hàng rồng rắn chờ tới lượt được phục vụ thôi (FV nhà em mà để khách chờ thì có lẽ nguyên cái building vỡ tung vì kiện cáo).

Túi Birkin - Hermès

Sau một vòng ngắm nghía tôi hỏi, bằng tiếng Pháp: “Tôi muốn mua một cái túi”, “Chị có hẹn không? Cho tôi xem tin nhắn cuộc hẹn”, “Phải lấy hẹn để mua túi à? Tôi đâu biết là phải đặt hẹn, "Không, tôi chẳng có hẹn với ai cả”. Cô bán hàng đưa tôi một mẩu giấy bảo đọc hướng dẫn cách đặt hẹn online, tôi bảo “tôi muốn mua một cái túi, tôi không có nhiều thời gian để đặt hẹn”.

Cô ta bấm bấm gì đó trên điện thoại rồi bảo tôi chờ tí xíu sẽ có người phục vụ tôi. Tôi đi lòng vòng trong shop, chọn một vài món sinh nhật cho ông Tây và chờ đến lượt mình được phục vụ. Cô bán hàng người Pháp đeo khẩu trang chỉ lòi ra cặp mắt không mấy thiện cảm với người Á châu dẫn tôi lên trên lầu, khu vực tiếp khách riêng biệt, cũng chẳng thèm mời nước hỏi tôi: “Chị thích mẫu túi nào, kích thước bao nhiêu, thích màu gì?”,

Tôi trả lời: “Tôi chưa bao giờ dùng túi Hermès, tôi cũng không biết tên của mỗi loại, cũng không biết các loại kích thước của túi". Chị có thể giới thiệu cho tôi biết, rồi tôi sẽ quyết định mua túi nào. Tôi thấy mấy cái túi trưng bày ở dưới sảnh rất đẹp, hay mình đi xuống đó chọn luôn”

Cô ta trả lời: “Tất cả các túi trưng bày ở dưới đó chỉ để trưng bày thôi, chứ không có hàng stock”.

Tôi hỏi: “Vậy phải có cách gì đó để giới thiệu sản phẩm thì tôi mới chọn được chứ!”. Cô ta bảo tôi chờ một chút, đi đâu đó chắc khoảng 15 phút, quay lại với một cái IPad, mở trang web đưa cho tôi xem mà không một lời giải thích.

Cuối cùng tôi đành phải nhường: "Tôi muốn một cái Birkin, màu sặc sỡ, xanh dương, xanh lá cây, tím hoặc vàng, nếu không có thì màu đậm, size thì tôi chưa biết vì tôi chưa dùng túi Hermès để quyết định chọn size nào". Cô ta lại bảo tôi chờ chút, rồi đi múc chỉ tới tận 15 phút sau mới quay lại với một cái Birkin size 30 màu offwhite rồi nói “hôm nay chỉ có 2 màu, màu này và màu blue claire thôi"… Ôi trời ơi, một cái Birkin rẻ nhất cũng 8 ngàn euro cho đến vài trăm ngày euro cũng có mà Hèrmes đối xử với khách hàng như thế này sao?

Đúng lúc ông Tây vừa tới nơi, tôi kể cho ổng nghe và rủ ổng thôi đi về không mua nữa, em chẳng cần cái Birkin nữa, dù cũng thích có một cái. Thấy tình hình căng thẳng vì chúng tôi hơi lớn tiếng, cô team leader bước tới xin lỗi Mr Crazy & Lady Sexy và xin được trực tiếp phục vụ chúng tôi. Đến giờ hẹn ăn trưa với đối tác nên chúng tôi bỏ đi hẹn sẽ quay lại vào Thứ Hai.

Sáng thứ Hai quay lại, một cô bán hàng Á Châu ra tiếp chúng tôi, hỏi lại y chang những câu hỏi được đào tạo bài bản rập khuôn “chị thích loại túi nào, màu gì, size mấy, …. tôi cau có: “Câu chuyện cũ lại bắt đầu rồi đây, tôi quê mùa, tôi chưa có một túi xách nào của nhà Hermès, và tôi cũng không rành về sản phẩm. Tôi đã tới đây hôm thứ Bảy và cũng đã được hỏi những câu hỏi y chang thế này!”. Cô bán hàng cùng màu da thông minh biết cách làm dịu tình hình nên tôi nói: “Tôi muốn một cái Birkin size 30, hôm nay cửa hàng có màu gì thì đưa cho tôi xem, nếu thích tôi sẽ mua, ngân sách của tôi là từng này…”. Tôi ra về với cái Birkin trong sự vui vẻ của cô bán hàng vì cô vừa bán được món hàng, những món hàng giúp nhà Hermès sẽ gỡ bỏ việc tạm ngừng sản xuất vì Covid.

Trong khi đó, nguyên lý bán hàng ở mấy quầy khác, bán những món đồ ít tiền hơn như khăn quàng, thắt lưng, quần áo, giày giá khoảng vài trăm euro đến dưới hai ngàn euro thì không phức tạp như túi là sao?

Không lẽ vì mê mấy cái top brands này mà bạn bè châu Á của tôi vẫn chia sẻ với nhau những trải nghiệm khó chịu như thế này nhung đến và vẫn mua không lẽ vì mua giùm & mua về để bán lại.