Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Những công dụng tuyệt vời của rau má mà bạn không thể bỏ qua

Rau má là một loại rau rất quen thuộc với người Việt Nam. Rau má ngoài mục đích sử dụng như một loại nguyên liệu làm món ăn thì còn được dùng như một loại thảo dược đem lại lợi ích sức khỏe cho con người

Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. Cây rau má có đặc điểm hình thái như sau:

  • Rễ cây rau má có màu trắng kem và được bao quanh bởi một lớp lông tơ. Rễ cây này gồm có rễ chùm ở gốc và các rễ đốt mọc ở đốt thân.
  • Thân nhẵn và gầy, là loại thân bò lan, màu xanh lục hoặc lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.
  • Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5 – 20 cm, có màu xanh, hình thận với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt.
  • Hoa rau má chủ yếu là màu trắng hoặc có thể là phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất.
  • Quả có hình mắt lưới dày đặc, chín sau khoảng 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công
rau-ma-1709953583.jpeg

Rau má có tác dụng gì?

Rau má là loại rau rất tốt cho sức khỏe thường được dùng như một loại rau sạch với nhiều cách chế biến như dùng làm rau sống, rau luộc, rau xào, nấu canh rau hay làm nước ép rau má

Trong Y Học Cổ Truyền, rau má là một loại thảo dược có nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Bệnh zona Bệnh phong, tả, lỵ Bệnh giang mai Bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn), Lao và bệnh sán máng. Rau má giúp điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.

Rau má từ lâu đã được dùng như một bài thuốc quý giúp điều trị chứng rối loạn lo âu và giảm trí nhớ. Nhờ vào thành phần acid asiatic có tác dụng điều chỉnh hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acid gamma-aminobutyric (GABA) mà rau má có khả năng làm giảm lo lắng, căng thẳng, từ đó điều trị được chứng trầm cảm, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.

Trong dân gian còn sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amidan, viêm màng phổi, viêm gan, vàng da, lupus đỏ hệ thống, đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, tiểu đường.

Trong rau má có chứa thành phần terpenoid, đây là một hoạt chất dùng để làm mờ các vết rạn trên da, chúng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen. Do đó ngăn ngừa được các vết rạn da mới hình thành cũng như chữa lành các vết rạn da hiện có. Nhờ vào thành phần triterpenoid mà rau má giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa và hỗ trợ lưu lượng tuần hoàn máu tại vết thương. Qua đó, quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn, giảm nguy cơ để lại sẹo.

Trong y học Ấn Độ, rau má được coi là một loại thuốc bổ, tăng dinh dưỡng và làm thuốc lợi tiểu.

Giải độc

Rau má có khả năng thúc đẩy thận và gan đào thải các chất thải ra ngoài qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu, ngăn chặn các chất độc hại tích lũy trong cơ thể.

Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong rau má giúp cơ thể thanh lọc, đào thải chất béo có hại, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và cân bằng lượng chất trong cơ thể.

Lưu ý khi dùng rau má

Để việc ăn rau má mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, bạn nên chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Mỗi ngày, chỉ nên uống 1 cốc nước rau má (tương đương khoảng 40g). Đối với các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân như suy tĩnh mạch: uống khoảng 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.
  • Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần liên tiếp nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên dùng rau má đối với những người người có tiền sử mắc bệnh gan hoặc đã từng mắc các bệnh tổn thương da, ung thư cũng không nên dùng.
  • Liều dùng của loại rau này có thể khác nhau đối với từng người, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ để có một liều dùng thích hợp