Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Ngày “Gia đình Việt Nam” được xem là một trong những ngày lớn của dân tộc!

Đây cũng là một ngày để mọi thành viên trong gia đình tôn vinh những giá trị quý báu truyề thống của gia đình và dành những điều tốt đẹp cho nhau.

Lịch sử ngày “Gia đình Việt Nam”

oip-74-1624799735.jfif

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.

Theo lời Bác ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam.

Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ý nghĩa ngày “Gia đình Việt Nam”

khanh-thi-quay-mv-te-1624799748.jpg

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.

Cần làm gì để giữ ấm hạnh phúc gia đình

gia-dinh-1624799761.jpg

1. Tin tưởng bạn đời

Tin tưởng người bạn đời là một yếu tố cần thiết để duy trì xây dưng 1 gia đình hạnh phúc. Mâu thuẫn hay nghi kỵ sẽ xảy ra nếu chúng ta không có lòng tin với đối phương. Mặt khác, người bạn đời cũng cảm thấy tổn thương, thiếu động lực để phấn đấu. Khi cả hai đã hòa chung làm một, việc tin tưởng người bạn đời cũng chính là tin tưởng chính mình. Đừng để phiền muộn xảy ra trong gia đình chỉ vì sự thiếu niềm tin.

2. Nấu ăn ngon cho gia đình

Phụ nữ được xem là bà hoàng nhà bếp và là người quan trọng giữ lửa trong gia đình. Họ có thể giữ được trái tim của người đàn ông thông qua việc làm đầy chiếc bao tử. Họ có thể bày tỏ sự thương yêu, chăm chút các thành viên chỉ từ mâm cơm.

Những bữa cơm ngon sẽ kéo được người bạn đời hay con cái của mình rời xa cám dỗ bên ngoài để luôn về nhà đúng giờ. Khi mọi thành viên quây quần bên mâm cơm nóng, chúng ta có thể tâm sự được những buồn vui sau một ngày lao động. Đây là lý do vì sao người vợ luôn phải nâng cao tài năng nấu nướng của mình.

3. Dành lời có cánh cho nhau

Chúng ta thường có xu hướng mặc định đón nhận mọi thứ là sự hiển nhiên từ đối phương sau khi kết hôn. Anh ấy đương nhiên phải như vậy, cô ấy nên làm điều đó, con cần phải làm như thế,… Sự mặc định hiển nhiên đôi khi không thật sự tốt cho các mối quan hệ gia đình.

Việc khen ngợi, dành những lời có cách cho các thành viên trong gia đình sẽ khích lệ họ thực hiện. Đối phương được nhận lời khen thường mang tâm trạng vui vẻ, hứng khởi và cảm thấy yêu thương người bạn đời của mình hơn.

3. Luôn mỉm cười với người thân

Đôi khi, cách để giữ mái ấm gia đình đơn giản chỉ là việc luôn mỉm cười. Mỉm cười là phương pháp gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo ra nguồn năng lượng tích cực.

Thay vì giận dữ, hằn học, chỉ trích con nhỏ, tại sao chúng ta không chọn mỉm cười và nhẹ nhàng phân tích cho chúng hiểu. Tại sao lại buồn phiền, lo lắng vì công việc xã hội khi đã bước chân về nhà. Hãy nhớ rằng, chỉ cần bạn mỉm cười thôi cũng đủ để khiến gia đình hạnh phúc và êm ấm.