Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Nuốt khó, nuốt đau có phải là dấu hiệu của bệnh bướu cổ?

Tình trạng nuốt khó, nuốt đau, ho khan, khó thở…là tình trạng dễ dàng bắt gặp ở phụ nữ đang bước vào độ tuổi trung niên, có thai hoặc cho con bú. Đây chính là dấu hiệu của bệnh bướu cổ, nếu không được chữa trị sẽ dễ dẫn đến ung thư và rối loạn chức năng nội tuyến giáp.

Bệnh bướu cổ là gì ?

Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Những bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh

nguyen-nhan-benh-1638252582.jpg
Nguồn: Internet

Cơ thể thiếu iod, có thể do cung cấp thiếu hoặc do nhu cầu iod của cơ thể tăng cao.

Do dùng thuốc và đồ ăn: các thuốc chứa muối lithi được sử dụng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc điều trị hen, thuốc thấp khớp… Một số đồ ăn như măng, rau cải, nguồn nước có độ cứng cao đều có ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-môn  tuyến giáp và gây bướu cổ.

Một số rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh có tính chất gia đình.

Dấu hiệu bệnh bướu cổ

dau-hieu-benh-1638252599.jpg
Nguồn: Internet

Dấu hiệu toàn thân có thể có trong bệnh bướu cổ:

- Mệt mỏi, căng thẳng, giảm trí nhớ, khô da, thường xuyên bị lạnh

- Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, hay đổ mồ hôi, gầy sút cân

- Lồi mắt

- Thay đổi giọng nói, thường gặp là khàn giọng.

Có khối ở cổ, dấu hiệu tại chỗ phụ thuộc vào kích thước của bướu. Khi bướu nhỏ hầu như người bệnh không có cảm nhận gì, khi bướu lớn gây chèn ép các thành phần gần tuyến giáp như khí quản, thực quản, các dây thần kinh thì có thể có các biểu hiện sau:

- Cảm giác cổ họng luôn bị vướng hoặc đau cổ họng.

- Nuốt khó, nuốt đau.

- Khó thở, thường gặp ở tư thế nằm.

- Hay ho và nghẹn.

- Thở dốc.

Phòng ngừa bệnh Bướu cổ

Các biện pháp phòng bệnh đưa ra nhằm hạn chế các trường hợp bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các loại bướu cổ khác để nâng cao kết quả điều trị. Bao gồm các phương pháp sau

Cung cấp đầy đủ iod cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thức giàu iod như: cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối iod là cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ thiếu iod

Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

Khi có dấu hiệu bệnh, bệnh nhân cần đến với trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ.